Huấn Luyện ATVSLĐ Nhóm 1, 2 Mới Nhất Nghị định 44/2016

Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2

Nếu bạn quan tâm đến các báo cáo của các cơ quan quản lý về an toàn vệ sinh lao động ( ATLVSLĐ ). Thì mỗi năm đều xảy ra các vụ tai nạn lao động, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để hạn chế được tình trạng này.? Chắc chắn là vấn đề đảm bảo an toàn lao động cần được quan tâm và thực hiện chặt chẽ hơn nữa.

Do đó, chính phủ nước Việt Nam đã ban hành Nghị định 44/2016/NĐ-CP; quy định một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; vệ sinh lao động, huấn luyện an toàn, quan trắc môi trường lao động. Trong đó có quy định rất chi tiết về việc huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2. Vậy bạn đã biết gì về việc huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2? Hãy cùng Viện Xây Dựng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn nhé!

 

Tổ chức đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thuộc nhóm 4

Huấn luyện an toàn vận hành máy trong xây dựng

Huấn luyện an toàn trong ngành cơ khí

 

Huấn luyện ATVSLĐ Nhóm 1 2
Buổi tổ chức lớp Huấn luyện ATVSLĐ danh cho các cán bộ , quản lý, giám đốc tại đơn vị.

Đối tượng và mục tiêu khóa huấn luyện ATVSLĐ nhóm 1,2

Trước tiên, bạn cần biết được đối tượng nào cần phải tham gia huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2. Theo quy định tại Nghị định 44/2016/ NĐ-CP; đối tượng tham gia huấn luyện an toàn lao động thuộc nhóm 1,2 bao gồm:

– Người trực tiếp giám sát về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc

– Người lao động thực hiện công tác chuyên trách; bán chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động

Mục tiêu của khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2 bao gồm:

  • Cung cấp các kiến thức về an toàn lao động; mô hình quản lý an toàn lao động, các vấn đề quản lý thực tiễn.
  • Người lao động tham gia huấn luyện an toàn lao động nhóm 2; sẽ được tìm hiểu và hệ thống hóa các kiến thức về các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động; từ đó nhận thức về hệ thống tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và quy định của cơ quan quản lý về an toàn; vệ sinh lao động khi cải tạo công trình, các cơ sở để sản xuất sử dụng và bảo quản; lưu giữ, kiểm định các loại máy, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Bên cạnh đó, dưới sự truyền đạt của các chuyên gia trong lĩnh vực an toàn lao động. Các đối tượng lao động nhóm 1,2 sẽ được nâng cao nghiệp vụ trong suốt quá trình thực công tác an toàn lao động tại cơ sở hoặc địa phương. Đó là:

  • Cách thức tuyển dụng, lựa chọn nhân sự, cách tổ chức bộ máy quản lý nhà nước. Thực hiện quy định an toàn lao động tại các cơ sở kinh doanh.
  • Cung cấp kiến thức và yếu tố nguy hiểm có hại để đưa ra các biện pháp phòng ngừa; cải thiện điều kiện lao động trong quá trình làm việc
  • Phân tích, đánh giá khả năng rủi ro; nguy cơ gây mất an toàn trong lao động, từ đó đưa ra được kế hoạch; đề xuất biện pháp và thực hiện ứng cứu khẩn cấp
  • Xây dựng nội quy và quy chế thực hiện an toàn lao động.
  • Thực hiện công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động
Xem thêm:  Đào tạo cấp thẻ huấn luyện an toàn lao động nhóm 3 cho công nhân

Nội dung lớp huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2

Huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2 bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động

  • Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động; khái niệm, nội dung cơ bản về an toàn lao động
  • Các quy định của pháp luật về chính sách, chế độ bảo hộ lao động
  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũng như người lao động trong công tác an toàn lao động
  • Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh lao động, an toàn lao động, khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở sản xuất; sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại vật tư, thiết bị, máy móc, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động, an toàn lao động.

Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

  • Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm về vệ sinh lao động, an toàn lao động
  • Xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động;
  • Xây dựng, phổ biến nội quy, quy chế quản lý công tác an toàn lao động của cơ sở; phân xưởng, bộ phận và các quy trình an toàn của các thiết bị, các chất, máy móc;
  • Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, tổ chức phong trào quần chúng thực hiện an toàn lao động;
  • Thực hiện chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động
  • Kiểm tra và tự kiểm tra về an toàn lao động;
  • Thực hiện đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu về an toàn lao động;
  • Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê và tiến hành báo cáo định kỳ bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
  • Thực hiện thống kê, báo cáo, sơ kết; tổng kết công tác vệ sinh lao động, an toàn lao động định kỳ
  • Trách nhiệm và nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở về an toàn lao động;
  • Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh lao động, an toàn lao động.
Xem thêm:  Thẻ huấn luyện an toàn vận hành máy xúc, lu, đào, trộn bê tông, xây dựng

Nghiệp vụ tổ chức công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở

  • Phương pháp xác định yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất
  • Biện pháp về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ; kỹ thuật vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện lao động, phòng chống độc hại
  • Phương pháp triển khai công tác kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh lao động tại cơ sở
  • Nghiệp vụ khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê; báo cáo định kỳ bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động

Tổng quan về các loại máy, thiết bị, chất phổ biến phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại, quy trình làm việc an toàn

  • Tổng quan về thiết nâng, thang máy
  • Tổng quan về thiết bị áp lực
  • Kỹ thuật an toàn điện
  • An toàn lao động với một số thiết bị phổ biến dùng trong sản xuất
  • An toàn lao động trong sử dụng, vận chuyển và bảo quản hóa chất
  • An toàn lao động trên công trường xây dựng
  • Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động

Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện

ATLD ND44 banner

Tổ chức đào tạo huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội cấp phép huấn luyện an toàn lao động. Trong đó có huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2. Viện Xây Dựng chúng tôi phối hợp của các chuyên gia đầu ngành của Cục An Toàn Lao Động; các giảng viên nhiều kinh nghiệm tổ chức huấn luyện an toàn lao đông nhóm 1,2. Giảng viên của chương trình huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2; các chuyên gia dày kinh nghiệm về an toàn lao động; có tâm huyết và có chứng chỉ giảng viên do cục an toàn lao động cấp.

Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2. Bạn sẽ được cấp chứng chỉ an toàn lao động nhóm 1,2 dành cho nhóm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn lao động.

Với thời gian và lịch học linh động. Khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2 do Viện Xây Dựng tổ chức thường xuyên thu hút sự quan tâm và đăng ký tham gia của đông đảo người lao động.

Viện Xây Dựng chúng tôi cam kết:

– Học phí theo đúng quy định

– Giảng viên là các chuyên gia đầu ngành được mời từ Cục an toàn lao động – Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, nhiều kinh nghiệm.

Mong rằng sự tư vấn trên đây của Viện Xây Dựng về huấn luyện an toàn lao động nhóm 1,2 sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của mình. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chính xác nhất.