Nỗ lực quyết liệt trong công tác đấu thầu qua mạng để tăng hiệu quả

(TBVTSG) – Hiện Việt Nam có khoảng 18% số gói thầu được tổ chức đấu thầu qua mạng, còn kém xa so với mục tiêu 70% vào năm 2025. Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư – đơn vị chủ trì hoạt động đấu thầu qua mạng – đang nỗ lực để tăng số lượt đấu thầu qua mạng trong thời gian tới.

 

Doanh nghiệp hết cảnh chạy chọt, ấm ức nhờ đấu thầu qua mạng

♦ Nên 100% đấu thầu qua mạng để Công khai minh bạch trong quản lý

♦ Gỡ “nút thắt” để đẩy mạnh hơn nữa trong đấu thầu qua mạng 

 

hội nghị đấu thầu qua mạng 2018
Đại diện các tổ chức, doanh nghiệp tìm hiểu về đấu thầu qua mạng bên lề hội nghị đấu thầu qua mạng 2018. Hồng Nhung

 

Lần đầu tiên ở trong nước, một cuộc hội thảo có liên quan đến phương thức đấu thầu qua mạng đã được tổ chức hết sức trang trọng tại Hà Nội. Cuộc hội thảo tháng 8 này mang tên Diễn đàn Đấu thầu qua mạng 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức với mục đích tuyên truyền về lợi ích của phương thức đấu thầu qua mạng và kêu gọi các đơn vị cùng hưởng ứng tham gia.

 

Năm 2025: 70% số cuộc đấu thầu là qua mạng

 

Tại cuộc diễn đàn nói trên, ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ngày 13/7/2016, Thủ tướng đã phê duyệt Quyết định số 1402/QĐ-TTg về kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng phương thức đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016-2025. Theo đó, Chính phủ đặt ra mục tiêu phát triển phương thức đấu thầu qua mạng này đến năm 2025 là: 100% lượng thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng phải được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; có ít nhất 70% số gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; 100% hoạt động mua sắm thường xuyên được thực hiện trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, áp dụng mua sắm tập trung trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

 

Ông Thắng cho rằng những kết quả bước đầu của việc phát triển phương thức đấu thầu qua mạng đã đạt được là rất khả quan, song để hiện thực hóa những mục tiêu mà chính phủ đã đặt ra thì Bộ phải tìm cách giải quyết rất nhiều khó khăn, thách thức và “để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu thầu qua mạng, Bộ rất cần đến sự quan tâm, ủng hộ, chung tay của tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác phát triển, cộng đồng doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy, xưa nay hoạt động đấu thầu ở Việt Nam hay bị phản ánh còn tình trạng thông thầu, “đi đêm” để trúng thầu… hoạt động đấu thầu đôi khi chỉ mang tính hình thức. Và việc ứng dụng phương thức đấu thầu mới qua mạng được cho là sẽ giúp làm rõ ràng, minh bạch các khâu thủ tục từ công bố thông tin, làm các thủ tục cho đến tổ chức bỏ thầu… nhằm tạo ra sự công bằng cho các nhà thầu khi tham gia vào cuộc đấu thầu nào đó. Tuy nhiên, lý thuyết và thực tế nhiều khi còn rất xa nhau. Sự tồn tại của nghịch lý “không còn những góc khuất” cũng được ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhắc đến trong Diễn đàn Đấu thầu qua mạng vừa qua: “sự thay đổi từ cách đấu thầu truyền thống sang đấu thầu qua mạng dường như chưa thu hút được sự chú ý của mọi người, khiến họ không hứng thú lắm bởi vì không còn những góc khuất (!)”. Ông Tuấn băn khoăn: “hiện vẫn còn 41 trong 19 cơ quan chưa thực hiện một gói thầu nào qua mạng. Việc tổ chức một cuộc đấu thầu qua mạng không có gì là khó khăn cả, nếu người lãnh đạo thực sự quyết tâm thì điều gì cũng có thể làm được”.

Xem thêm:  Khái niệm và điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực trong xây dựng

 

Còn ông Nguyễn Đăng Trương, Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu, cho biết xây dựng hệ sinh thái cho đấu thầu qua mạng dựa trên ba trụ cột là hạ tầng kỹ thuật, khuôn khổ pháp lý và các đơn vị tham gia. Hiện nay hạ tầng kỹ thuật và khuôn khổ pháp lý đã có nhưng các đơn vị lại không chịu tham gia. “Nhiều thành phố lớn nói quan ngại, khó thực hiện đấu thầu qua mạng, vậy sao một tỉnh nhỏ và miền núi như Sơn La lại làm tốt đấu thầu qua mạng”, ông Trương nhấn mạnh.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của đấu thầu qua mạng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 1-3-2018 với nhiều điểm đột phá, trong đó mở rộng phạm vi đấu thầu qua mạng bao gồm cả các gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá trị cao, áp dụng hình thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, và tối ưu hóa quy trình lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thông tư 04 này bao gồm bảy mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng, theo đó hầu hết các mẫu hồ sơ mời thầu được số hóa dưới dạng webform, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính và văn bản giấy.Cần sự quyết liệt của Chính phủ

 

Trả lời câu hỏi về việc Cục sẽ làm gì để thúc đẩy các đơn vị tham gia đấu thầu qua mạng để đạt mục tiêu 70% vào năm 2025, ông Nguyễn Đăng Trương cho biết, hiện nay chưa có chế tài cụ thể nếu các bộ ngành địa phương chưa áp dụng hình thức đấu thầu qua mạng theo lộ trình. Tuy nhiên, Cục Quản lý đấu thầu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có động thái báo cáo lên cấp trên. Trên bàn Thủ tướng Chính phủ hiện đã có danh sách các bộ ngành, địa phương không thực hiện đấu thầu qua mạng và đề nghị sẽ công khai danh sách này. Đặc biệt, những địa phương nào chỉ định thầu nhiều, tỷ lệ đấu thầu thấp đều bị công khai để tạo áp lực. Đây cũng là cách đặt câu hỏi cho việc tại sao bộ ngành, địa phương này làm tốt mà anh không làm… Các đơn vị không triển khai sẽ phải có câu trả lời với Chính phủ.

Xem thêm:  Dịch Vụ Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Giám Sát Xây Dựng Uy Tín Số 1

 

Thêm nữa để đẩy mạnh đấu thầu qua mạng, ông Trương cho biết có thể Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiến nghị với Chính phủ quy định mỗi tỉnh, bộ phải cử một cấp phó phụ trách đấu thầu qua mạng. Cần phải gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đơn vị với công tác đấu thầu qua mạng.

 

Các chuyên gia cho rằng, để đấu thầu qua mạng trở nên phổ biến, rất cần sự quyết tâm mạnh mẽ từ Chính phủ. Vì nếu không bị bắt buộc thì không ai dại gì mà làm. Bởi hình thức đấu thầu truyền thống vẫn bị lợi dụng để tạo ra sự nhập nhằng thiếu minh bạch nhằm mang lại cơ hội làm giàu cho bên mời thầu.

 

Thực tế cho thấy, triển khai đấu thầu qua mạng cũng là một trong những động thái thúc đẩy chính phủ điện tử tại Việt Nam. Song ông Trương thừa nhận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng hệ thống đấu thầu quốc gia giống như việc tạo ra một cái “chợ điện tử”, để cho bên mời thầu và bên tham gia đấu thầu giao tiếp với nhau không cần gặp mặt để tăng công khai minh bạch, tạo thuận lợi, tiết kiệm chi phí.

 

Song “đoàn tàu” không thể chạy nhanh nếu chỉ đầu tàu muốn điều này còn các toa tàu thì cứ ì ra. “Đầu tàu không thể kéo nổi nếu các toa tàu muốn đứng yên. Một mình Bộ Kế hoạch và Đầu tư rất khó để có thể thực hiện thành công,” ông Trương nói.

 

Ông Adu Gyamfi Abunyewa chuyên gia cấp cao về đấu thầu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, 80% số vốn các dự án của WB tài trợ là áp dụng đấu thầu cạnh tranh trong nước. WB khuyến khích các doanh nghiệp của Việt Nam tham gia hệ thống đấu thầu quốc gia và tìm cơ hội tham gia các gói thầu của WB. WB cũng đề xuất Cục Quản lý đấu thầu đẩy mạnh hơn nữa việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hệ thống dấu thầu quốc gia cũng như đào tạo, hướng dẫn những doanh nghiệp muốn tham nhưng chưa biết về hệ thống này. Bên cạnh WB, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam thực hiện các cải tiến và thúc đẩy việc thực hiện đấu thầu qua mạng thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

 

Sau khi thử nghiệm thành công một số gói thầu trong dự án của hai ngân hàng trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Việt Nam, ADB và WB sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch đấu thầu qua mạng cho các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp thực hiện đấu thầu cạnh tranh rộng rãi trong nước trong các dự án có sử dụng nguồn vốn của ADB và WB.

 

Theo: thesaigontimes.vn