Điều kiện và hướng dẫn xin cấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu

Kể từ 1/1/2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu… thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp, đơn vị mua sắm tập trung phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Cá nhân khi tham gia kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu phải đáp ứng điều kiện tại Khoản 4, Điều 13 Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu.

 

♦ Những trường hợp bắt buộc có chứng chỉ hành nghề đấu thầu

♦ Đăng Ký Gia Hạn Thông Tin Nhà Thầu Chứng Thư Số Đấu Thầu Qua Mạng 2018

♦ Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết Về Chứng Thư Số Trong Đấu Thầu Qua Mạng

 

 

img 20 thi dauthau 1
Kỳ thi sát hạch chứng chỉ hành nghề đấu thầu được tổ chức thường xuyên

 

3 nhóm đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu

Theo quy định tại Luật Đấu thầu (Điều 16 Khoản 2) và TT03 (Điều 35 Khoản 7), kể từ ngày 01/01/2018, các cá nhân tham gia trực tiếp vào công việc: lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án (BQLDA) chuyên nghiệp phải có CCHNHĐĐT.

 

Nhằm cụ thể hóa quy định nêu trên, VB2683 nêu rõ, kể từ ngày 01/01/2018, cá nhân tham gia trực tiếp vào công việc nêu trên thuộc các đơn vị sau đây phải có CCHNHĐĐT.

 

♦ Một là, cá nhân thuộc BQLDA chuyên nghiệp: là các BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc các BQLDA được thành lập để thực hiện công tác QLDA chuyên nghiệp; cá nhân chuyên trách làm công tác QLDA, không mang tính kiêm nhiệm thuộc các BQLDA được thành lập để làm nhiều dự án cùng lúc hoặc các dự án kế tiếp, gối đầu, hết dự án này đến dự án khác.

Xem thêm:  Làm chứng chỉ an toàn có mất nhiều thời gian, có tốn kém không?

 

♦ Hai là, cá nhân thuộc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đấu thầu, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đấu thầu (làm nghề tư vấn đấu thầu).

 

♦ Ba là, cá nhân thuộc đơn vị mua sắm tập trung chuyên trách (cơ quan, tổ chức thành lập ra đơn vị mua sắm tập trung để chuyên trách thực hiện việc mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức mình và hoạt động mua sắm mang tính thường xuyên, liên tục); trừ cá nhân tham gia trực tiếp vào các công việc nêu tại Khoản 7 Điều 35 TT03 trong mua sắm tập trung theo mô hình kiêm nhiệm, không thường xuyên, liên tục và không hoạt động chuyên nghiệp, chuyên trách trong lĩnh vực đấu thầu.

 

Trình tự thực hiện & Thành phần hồ sơ:

♦ Trình tự các bước trong xin chứng chỉ hành nghề đấu thầu bao gồm:

 

– Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu đăng ký và dự kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thi sát hạch, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc không đáp ứng yêu cầu thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi thông báo bằng văn bản để cá nhân bổ sung, làm rõ hồ sơ;

– Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu cho những người vượt qua kỳ thi sát hạch.

 

♦ Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị:

– Đơn đăng ký dự thi sát hạch theo Mẫu số 4a Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT;

– 02 ảnh màu cỡ 3×4 chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất; 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận thông báo thi, lịch thi, kết quả thi;

– Bản chụp chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

– Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn trong hoạt động đấu thầu theo Mẫu số 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Bản khai có xác nhận của đại diện có thẩm quyền thuộc cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc Hội nghề nghiệp mà cá nhân đó là thành viên (nếu là hội viên của Hội nghề nghiệp) hoặc chủ đầu tư của dự án mà cá nhân đó đã tham gia hoạt động lựa chọn nhà thầu cho dự án này. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân không do một cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc là thành viên của Hội nghề nghiệp thì phải có tài liệu chứng minh kinh nghiệm tham gia hoạt động đấu thầu;

Xem thêm:  Năng lực đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng

– Bản cam kết quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu thầu theo Mẫu số 7 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT;

– Bản chụp văn bằng, chứng chỉ liên quan (Bằng tốt nghiệp đại học trở lên, chứng chỉ đấu thầu cơ bản) được chứng thực.

 

Số lượng hồ sơ:  01 bộ hồ sơ.

 

Yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục xin chứng chỉ hành nghề đấu thầu (nếu có):

 

Đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 111 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và Điều 13 của Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT:

– Có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ đấu thầu;

– Tốt nghiệp đại học trở lên;

– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm liên tục làm các công việc liên quan trực tiếp đến hoạt động đấu thầu nhưng không liên tục hoặc đã trực tiếp tham gia lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 05 gói thầu quy mô lớn (gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị gói thầu trên 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu trên 20 tỷ đồng) hoặc 10 gói thầu quy mô nhỏ. Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn phức tạp được tính tương đương gói thầu quy mô lớn; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản được tính tương gói thầu quy mô nhỏ;

– Đạt kỳ thi sát hạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

 

Theo đó, cá nhân khi tham gia kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu phải đáp ứng điều kiện nêu trên.