Các điều kiện cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng nên biết

Kiểm định trong xây dựng là hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng và tìm ra nguyên nhân hư hỏng, sự cố ở các công trình nhằm kịp thời khắc phục. Thông qua quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích để đánh giá các giá trị cũng như thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng. Cùng Viện Xây dựng tìm hiểu về chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng thông qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦       Cấp chứng chỉ năng lực sở xây dựng Hà Nội uy tín chất lượng

♦        Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực PCCC là gì?

chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng
chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng

Kiểm định xây dựng là gì?

Trước khi tìm hiểu về chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng là gì chúng ta nên hiểu rõ vậy kiểm định xây dựng được hiểu như thế nào?

Kiểm định xây dựng là các hoạt động nhằm kiểm tra và đưa ra đánh giá chất lượng hoặc nguyên nhân gây hư hỏng, giá trị, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình để quan trắc, thí nghiệm kết hợp với việc tính toán, phân tích.

Các lĩnh vực nghề kiểm định xây dựng?

Các lĩnh vực bao gồm:

  1. Kiểm định xây dựng các dạng công trình cầu
  2. Kiểm định các công trình đường thủy
  3. Kiểm định công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp
  4. Kiểm định công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật cấp nước
  5. Kiểm định công trình xây dựng đường sắt
  6. Kiểm định hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước
  7. Kiểm định các công trình giao thông đường bộ
  8. Kiểm định công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật chất thải rắn
  9. Kiểm định công trình xây dựng thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Như vậy, các lĩnh vực được cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng cũng rất đa dạng.

Các điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng theo quy định mới nhất

Một trong những điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng là tổ chức, cá nhân phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng phù hợp. 

Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định cá nhân đảm nhận việc tiến hành chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định nhằm xác định rõ các nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:

Xem thêm:  Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát an toàn

– Hạng I: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

– Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

– Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng?

Căn cứ nghị định 100/2018/NĐ – CP, chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng cho tổ chức, doanh nghiệp cần các điều kiện sau:

Điều kiện chung

Là tổ chức, doanh nghiệp có chức năng hoạt động xây dựng, được thành lập theo quy định pháp luật;

Đáp ứng yêu cầu cụ thể của chứng chỉ năng lực tổ chức kiểm định xây dựng.

Điều kiện cụ thể

Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

  1. a) Hạng I:

– Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;

– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

– Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

  1. b) Hạng II:

– Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp;

– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

– Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

  1. c) Hạng III:

– Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;

– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng?

– Đối với chứng chỉ hành nghề kiểm định hạng I, tổ chức được làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng của công trình các cấp cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề; được làm chủ trì kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng và cấu kiện xây dựng.

Xem thêm:  Nội dung đào tạo huấn luyện cấp chứng chỉ lái xe an toàn

– Đối với chứng chỉ hành nghề kiểm định hạng II, tổ chức được phép làm chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân các lỗi hư hỏng, sự cố các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ; được làm chủ trì kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng và cấu kiện xây dựng.

– Đối với chứng chỉ năng lực kiểm định hạng III, tổ chức sẽ được thực hiện tham gia vào công tác kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, các sự cố các công trình từ cấp III và cấp IV; thực hiện kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng và cấu kiện xây dựng.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng 

Thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định số 100/2018/NĐ-CP của Chính Phủ;

Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản gốc hoặc bản sao các tài liệu sau đây:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập đối với tổ chức

– Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện thi công;

– Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật;

– Hợp đồng giám sát công trình thực tế đã làm, đính kèm theo biên bản nghiệm thu hoặc thanh lý.

Hiệu lực của chứng chỉ kiểm định xây dựng?

chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng có thời hạn hiệu lực tối đa là 10 năm. Các trường hợp bị thu hồi chứng chỉ năng lực sớm như:

  • Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực chấm dứt hoạt động xây dựng, giải thể hay bị phá sản, không còn hoạt động trong lĩnh vực được cấp chứng chỉ
  • Tổ chức không còn đáp ứng đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định
  • Phát hiện giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ năng lực
  • Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ năng lực của mình
  • Sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung của chứng chỉ năng lực
  • Chứng chỉ năng lực được cấp bởi cơ quan không đúng thẩm quyền
  • Chứng chỉ năng lực bị ghi sai nội dung do lỗi của cơ quan cấp chứng chỉ năng lực
  • Chứng chỉ năng lực được cấp khi không đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng. Mong những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn.