Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình

Do sự phát triển của dân số và nhu cầu của con người nên rất nhiều những công trình đã được xây dựng. Điều đó đồng nghĩa với việc cũng sẽ có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thi công lắp đặt thiết bị công trình. Vậy hoạt động thi công lắp đặt thiết bị công trình có cần chứng chỉ năng lực hay không? Tại sao cần chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình? Ai cần có chứng chỉ này? Làm thế nào để được cấp?…  Viện Xây Dựng sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦        Chứng chỉ năng lực xây dựng tiếng anh là gì?

♦        Các lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình
chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình

Cơ sở pháp lý về hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

– Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

– Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

– Thông tư hướng dẫn Nghị định nêu trên.

Chứng chỉ năng lực xây dựng dùng để làm gì?

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là sự công nhận hợp pháp của chính phủ về khả năng thi công, giám sát, quản lý hoạt động xây dựng của các doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực này. 

Đồng thời, bạn sẽ tránh được những rắc rối liên quan đến thủ tục pháp lý khi đi vào vận hành, quản lý, thi công công trình.

Với vai trò quan trọng như vậy nên pháp luật quy định rất chặt chẽ đối với tổ chức muốn tham gia vào hoạt động xây dựng. 

Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình là gì?

Muốn hiểu rõ các thủ tục cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình thì mỗi chúng ta cần biết “Thiết bị công trình” là gì? Theo quy định tại Khoản 39, Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì thiết bị công trình được hiểu là: “Thiết bị công trình là thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng”.

Xem thêm:  Danh sách 32 Việc làm yêu Cầu Nghiêm Ngặt Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động theo TT06/2020

Như vậy, năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình là khả năng đáp ứng các điều kiện để được thi công, lắp đặt các thiết bị vào công trình xây dựng theo thiết kế có sẵn.

Trên thực tế không tồn tại một chứng chỉ riêng là chứng chỉ thi công lắp đặt thiết bị công trình mà đây sẽ là một trong những lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp được đăng ký trong Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt công trình gồm các lĩnh vực cụ thể dưới đây:

– Thi công xây dựng công trình dân dụng.

– Thi công xây dựng các công trình công nghiệp.

– Thi công công trình giao thông như cầu, đường, hầm, cảng.

– Thi công xây dựng công trình thủy lợi (nông nghiệp phát triển nông thôn).

– Thi công xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

– Thi công công trình cấp thoát nước.

– Thi công lắp đặt thiết bị dân dụng, công nghiệp.

– Thi công xây dựng đường dây và trạm biến áp từ 35KV – 500KV.

Để có thể được hoạt động trong lĩnh vực thi công lắp đặt thiết bị công trình thì doanh nghiệp cần phải đăng ký Chứng chỉ năng lực thi công công trình xây dựng.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình chuẩn nhất

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng;
  • Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức;
  • Bản kê khai danh sách, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của những cá nhân chủ chốt theo mẫu;
  • Bản kê khai theo mẫu về kinh nghiệm của tổ chức ít nhất 3 (ba) công việc tiêu biểu trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký;
  • Bản kê khai năng lực tài chính; máy, thiết bị, phần mềm máy tính theo yêu cầu đối với từng lĩnh vực đăng ký;
  • Quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với từng lĩnh vực đăng ký.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Tại Điều 12 Thông tư 17/2016/TT-BXD về thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng như sau:

Điều 12. Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực (sau đây viết là Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực) gồm:

  1. Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I.
  2. Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.
  3. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực với các hạng khác nhau thì Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó.
  4. Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực có thẩm quyền thu hồi, cấp lại, Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực của tổ chức do mình cấp.
  5. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực trong thời hạn 05 năm. Tổ chức có chứng chỉ năng lực đã hết hạn hoặc có nhu cầu Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực phải làm thủ tục cấp lại theo quy định của Thông tư này.”
Xem thêm:  Chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế bao gồm các lĩnh vực nào?

Theo quy định trên,

  • Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng I;
  • Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng II, hạng III đối với tổ chức có trụ sở chính tại địa bàn hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình.

Việc phân cấp thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình giúp đảm bảo quyền hạn theo quy định pháp luật. Đồng thời tránh tình trạng quá tải nếu chỉ quy định một cơ quan có quyền cấp chứng chỉ.

Làm thế nào để được đăng ký lĩnh vực thi công lắp đặt thiết bị công trình?

Để được chứng nhận đủ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình, doanh nghiệp cần phải ghi lĩnh vực này vào trong tờ khai đăng ký.

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đăng ký Chứng chỉ hành nghề năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức xây dựng khi tham gia hoạt động xây dựng.

Trình tự cấp chứng chỉ tại Viện Xây dựng:

Bước 1: Liên hệ  Viện Xây dựng để được tư vấn và thẩm định hồ sơ của quý doanh nghiệp thiếu đủ những nội dung nào để được hỗ trợ. 

Bước 2: Chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ, trình khách hàng ký. 

Bước 3: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, bổ sung hồ sơ và thực hiện công việc với cơ quan nhà nước.

Bước 4: Chúng tôi cũng sẽ cập nhật tình hình cấp chứng chỉ cho khách hàng để khách hàng biết khả năng được cấp chứng chỉ của mình.

Bước 5: Nhận kết quả vào giao chứng chỉ năng lực xây dựng  cho khách hàng theo thời hạn đã thỏa thuận. Thời hạn này có thể kéo dài do có vấn đề liên quan đến hồ sơ. Lúc đó chúng tôi sẽ thông tin ngay cho quý khách hàng để phối hợp xử lý.

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  • Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Như vậy, thi công lắp đặt thiết bị công trình là một lĩnh vực rất phổ biến trong cuộc sống. Các tổ chức khi muốn hành nghề lĩnh vực này cần tuân thủ chặt chẽ quy định cấp chứng chỉ năng lực thi công lắp đặt thiết bị công trình.

Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – .