Quy định chứng chỉ năng lực xây dựng mới nhất

Chúng ta đang sống trong một xã hội “thượng tôn pháp luật” nghĩa là mọi quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng pháp luật. Đặc biệt lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực khá đặc thù và ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của mọi người. Vì vậy pháp luật quy định cụ thể về năng lực của các tổ chức, đơn vị hoạt động xây dựng. Để làm rõ hơn vấn đề này hãy cùng Viện Xây dựng tìm hiểu quy định chứng chỉ năng lực xây dựng trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦        Lợi ích của chứng chỉ an toàn thực phẩm

♦       Cấp chứng chỉ năng lực nhà thầu xây dựng uy tín nhanh chóng

quy định chứng chỉ năng lực xây dựng
quy định chứng chỉ năng lực xây dựng

Khái niệm chứng chỉ năng lực xây dựng?

Chứng chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá năng lực thu gọn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời, chứng chỉ năng lực xây dựng là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên toàn bộ quốc gia Việt Nam. 

Chứng chỉ năng lực xây dựng – bắt buộc hay không?

Các đơn vị tổ chức luôn cần phải công khai năng lực tham gia xây dựng khi tham gia vào các hoạt động xây dựng. Cơ sở để đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của một đơn vị, tổ chức có thể dựa vào quy định cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.

Tại Điều 57 của Nghị định 100/2018/NĐ-CP và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định: 

“1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.

Lập quy hoạch xây dựng.

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Thi công xây dựng công trình.

Giám sát thi công xây dựng công trình.

Kiểm định xây dựng.

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

  1. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).
  2. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này.
  3. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.
  4. Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.
  5. Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:
Xem thêm:  Nội dung đào tạo huấn luyện cấp chứng chỉ lái xe an toàn

Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.

Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

  1. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.”

Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, tổ chức hoạt động xây dựng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Tổ chức phải có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

– Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt trong tổ chức phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng;

–  Cá biệt, đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Theo quy định mới nhất của Bộ Xây Dựng thì hồ sơ quy định cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với tổ chức, doanh nghiệp xin cấp lần đầu và các đơn vị xin cấp lại có sự khác biệt.

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu có nhiều loại giấy tờ hơn bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ theo mẫu được quy định tại phụ lục V nghị định 100/2018.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức.
  • Chứng chỉ hành nghề của các nhân sự chủ chốt + bản kê khai kinh nghiệm quá trình công tác.
  • Hợp đồng + biên bản nghiệm thu các công việc tiêu biểu đã thực hiện đối với lĩnh vực hạng 2.
  • Kê khai máy móc, thiết bị phục vụ khảo sát, thi công xây dựng.
Xem thêm:  Phân cấp công trình xây dựng là gì?

Trình tự, thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng mới nhất

quy định mới về chứng chỉ năng lực xây dựng được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định, cụ thể như sau:

Bước 1:  Nộp hồ sơ

Tổ chức có nhu cầu xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng gửi 1 bộ hồ sơ theo mẫu qua bưu điện hoặc trực tiếp mang nộp tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Thẩm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ thiếu hồ sơ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thông báo bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực để yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc tổ chức phúc tra để xác minh hồ sơ nếu cần thiết

Bước 3:  Đánh giá năng lực hoạt động của tổ chức

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức trình.

Thời gian đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực không quá 10 ngày đối với Chứng chỉ năng lực hạng II và III kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 Bước 4: Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cấp chứng chỉ năng lực, Cơ quan có thẩm quyền hoặc bộ phận chuyên trách có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cấp Mã số chứng chỉ năng lực tới Bộ Xây dựng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Xây dựng có trách nhiệm phát hành Mã số chứng chỉ năng lực, đồng thời thực hiện việc tích hợp thông tin để quản lý, tra cứu chứng chỉ năng lực và công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Trên đây là tư vấn của Viện Xây dựng về quy định về chứng chỉ năng lực xây dựng theo quy định hiện hành. Việc tuân thủ đúng pháp luật trong quá trình hành nghề là yếu tố cần thiết góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, an toàn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – 0909 099 583.