Lợi ích của chứng chỉ an toàn thực phẩm

Trước thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm đáng lo ngại hiện nay, pháp luật liên quan đến chất lượng thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng khắt khe hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp, cơ sở muốn sản xuất và kinh doanh thực phẩm/dịch vụ cần phải có chứng chỉ an toàn thực phẩm. Bài viết dưới đây của Viện Xây dựng sẽ tổng hợp một số thông tin cơ bản giúp các công ty hiểu rõ hơn về loại chứng chỉ này.

>>> Xem thêm:

♦       Cấp chứng chỉ năng lực nhà thầu xây dựng uy tín nhanh chóng

♦       Lớp học chứng chỉ an toàn trên cao uy tín cấp chứng chỉ ngay

chứng chỉ an toàn thực phẩm
chứng chỉ an toàn thực phẩm

Chứng chỉ an toàn thực phẩm là gì?

chứng chỉ an toàn thực phẩm hay giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm còn có tên gọi đầy đủ là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là một loại giấy tờ được cấp cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm.

Mục đích của loại giấy chứng nhận thực phẩm này là nhằm chứng minh doanh nghiệp được cấp chứng chỉ đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm và có thể hoạt động hợp pháp; bảo đảm thực phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng đã an toàn và không gây nguy hại tới sức khoẻ.

Chứng chỉ an toàn thực phẩm được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nước. Bởi vậy, nó cũng được xem như sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

Căn cứ pháp lý?

Làm chứng chỉ này là một điều kiện bắt buộc dành cho các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. Việc yêu cầu về chứng chỉ an toàn thực phẩm dựa trên các căn cứ pháp lý sau đây:

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP của chính phủ về những quy định chi tiết khi thi hành các điều khoản trong Luật an toàn thực phẩm;
  • Nghị định 115/20218/NĐ-CP của chính phủ về quy định xử phạt các vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Căn cứ vào sản phẩm/dịch vụ về thực phẩm thực tế của doanh nghiệp mà đơn vị cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm cũng khác nhau. Theo quy định hiện hành các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy phép này gồm có:

  • Bộ Y tế: Đối với các cơ sở chế biến thức ăn, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. 
  • Bộ Công thương: đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Xem thêm:  Gỡ “nút thắt” để đẩy mạnh hơn nữa trong đấu thầu qua mạng

Lợi ích của giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đóng một vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Những lợi ích to lớn mà loại chứng chỉ an toàn thực phẩm này có thể đem đến cho doanh nghiệp bao gồm:

  •       Thể hiện sự tuân thủ của doanh nghiệp với các quy định của pháp luật. Tránh trường hợp bị xử phạt do thiếu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gây thiệt hại cả về danh tiếng lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp.
  •       Tạo được niềm tin cho khách hàng, cộng đồng về chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm/dịch vụ thực phẩm do doanh nghiệp cung cấp. Từ đó gia tăng sức mua của sản phẩm cũng như tăng cơ hội trúng thầu, nhận thầu.
  •       Góp phần vào phát triển một thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm phát triển bền vững cả về mặt lợi ích kinh tế lẫn về mặt lợi ích xã hội.
  •       Giúp doanh nghiệp kiểm soát và duy trì ổn định, nhất quán về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
  •       Là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hoặc để xin giấy chứng nhận lưu hành tự do hay xin giấy phép để thực hiện hoạt động quảng cáo cho thực phẩm.

Cơ sở nào cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Để biết được những cơ sở, doanh nghiệp nào thuộc diện phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), hãy cùng theo dõi bảng dưới đây:

Các cơ sở cần có giấy chứng nhận VSATTPCác cơ sở không cần giấy chứng nhận VSATTP
Cơ sở kinh doanh các dịch vụ ăn uốngCơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
Cơ sở kinh doanh buôn bán thực phẩmCơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm

cố định

Tiệm ăn/Cửa hàng ăn Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ
Nhà hàng ăn uống (>50 người cùng lúc)Cơ sở kinh doanh thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ
Quán ănCơ sở kinh doanh thực phẩm được bao gói sẵn
CanteenCơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói,chứa đựng thực phẩm
Nhà ăn tập thểNhà hàng trong khách sạn
ChợBếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
Hội chợ Cơ sở kinh doanh thức ăn trên đường phố

 

Các cơ sở Các cơ sở cần có giấy chứng nhận VSATTP được nêu trên sẽ được miễn trong trường hợp đã có một trong những loại chứng chỉ còn hiệu lực sau đây: 

  • Chứng chỉ ISO 22000 dành cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
  • Chứng chỉ FSSC 22000 dành cho hệ thống an toàn thực phẩm. 
  • Chứng chỉ HACCP về hệ thống phân tích mối nguy & điểm kiểm soát tới hạn.
  • Chứng chỉ GMP về thực hành sản xuất tốt. 
  • Chứng chỉ BRC – tiêu chuẩn toàn cầu cho an toàn thực phẩm.
  • Chứng chỉ IFS – tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế. 
  • Hoặc các giấy chứng nhận về VSATTP có giá trị tương đương khác. 
Xem thêm:  Thông Báo: Chứng Chỉ Hành Nghề về đợt tháng 7

Chứng chỉ an toàn thực phẩm có giá trị trong thời hạn bao nhiêu năm?

Thời hạn tối đa của chứng chỉ an toàn thực phẩm là 3 năm kể từ ngày được cấp. Trong thời gian giấy chứng nhận còn hiệu lực, các cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước sẽ tiếp hành các cuộc kiểm tra định kỳ và/hoặc kiểm tra đột xuất. Cụ thể:

  •       Không quá 2 lần/năm: với giấy chứng nhận VSATTP do đơn vị chức năng được UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền cấp.
  •       Không quá 3 lần/năm: với giấy chứng nhận VSATTP do đơn vị chức năng được UBND cấp huyện/quận ủy quyền cấp.
  •       Không quá 4 lần/năm: giấy chứng nhận VSATTP do đơn vị chức năng được UBND cấp xã/phường cấp.

Gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Trước 6 tháng trước khi hết hiệu lực của giấy chứng nhận VSATTP, doanh nghiệp cần phải tái đăng ký và nộp kèm hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận mới (trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh thực phẩm).

Doanh nghiệp có thể tự đăng ký làm giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc đăng ký dịch vụ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại đơn vị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm uy tín tùy vào tình hình thực thế của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp băn khoăn làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu để đảm bảo thì có thể tìm kiếm trên internet và xem giấy phép hoạt động của đơn vị đó.

Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về chứng chỉ an toàn thực phẩm nên biết. Hy vọng đây đã là những kiến thức bổ ích giúp doanh nghiệp phần nào thuận lợi hơn khi thực hiện đăng ký để được cấp loại giấy chứng nhận này.

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn thực phẩm theo đúng quy định, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – 0909 099 583.