Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng nhanh chóng uy tín

Vấn đề cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng chắc hẳn còn là vấn đề khiến cho bất cứ tổ chức, doanh nghiệp quan tâm. Vậy, chứng chỉ năng lực xây dựng được hiểu như thế nào? Hồ sơ thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như thế nào ?… Cùng Viện Xây dựng tìm hiểu chi tiết nội dung trên trong bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm:

♦        Điều kiện tổ chức huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn y tế nhóm 5

♦        Chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân được cấp cho lĩnh vực nào?

cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Chứng chỉ năng lực xây dựng hiểu như thế nào?

Chứng chỉ năng lực xây dựng trong đấu thầu, hồ sơ mời thầu hay chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được định nghĩa theo NĐ 100/2018 NĐ-CP hay còn gọi là chứng chỉ năng lực.

Là bản đánh giá năng lực đơn giản, ngắn gọn nhưng đảm bảo đầy đủ của Bộ Xây Dựng, Sở xây dựng cấp đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời là căn cứ, điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức, công ty tham gia hoạt động xây dựng tên lãnh thổ Việt Nam.

Chứng chỉ năng lực chia làm 3 hạng khác nhau từ hạng 1 tới hạng 3: hạng I do Bộ xây dựng cấp; hạng II, III thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng các tỉnh. Giá trị chứng chỉ năng lực do các Sở xay dựng cấp là như nhau tức là bạn có thể xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng ở Sở Xây dựng tỉnh A nhưng chứng chỉ đó khi sang tỉnh B hành nghề vẫn được chấp nhận.

Thẩm quyền và điều kiện xét – cấp chứng chỉ năng lực xây dựng?

Đối với từng cấp công trình, chứng chỉ năng lực vẫn được phân cấp thành các hạng khác nhau. Điều kiện để được cấp các hạng chứng chỉ như sau:

  1. Hạng I:

Pháp luật quy định thẩm quyền thuộc về: Bộ xây dựng cấp;

Yêu cầu đối với năng lực:

+ Doanh nghiệp đã thực hiện được 1 công trình cấp I hoặc 2 công trình cấp II trở lên;

+ Các cá nhân đóng vai trò là chủ nhiệm, chủ trì dự án phải có chứng chỉ phù hợp với lĩnh vực mình định xin cấp;

+ Các cá nhân phụ trách về mặt chuyên môn phải đảm bảo điều kiện thời gian kinh nghiệm, CCHN phù hợp với từng lĩnh vực xin cấp;

+ Công nhân kỹ thuật cũng yêu cầu phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp tùy theo lĩnh vực xin cấp;

+ Trong một số lĩnh vực thì doanh nghiệp phải có chứng thực máy móc vật tư, cơ sở vật chất phù hợp.

  1. Hạng II:

Thẩm quyền: Sở Xây dựng các tỉnh cấp;

Xem thêm:  Điều kiện cấp chứng chỉ thi công điện có phức tạp không?

Yêu cầu năng lực:

+ Doanh nghiệp đã thực hiện 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III trở lên;

+ Các cá nhân chủ nhiệm, chủ trì dự án phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng II phù hợp với lĩnh vực xin cấp;

+ Các cá nhân phụ trách chuyên môn phải đảm bảo điều kiện thời gian kinh nghiệm, CCHN phù hợp với từng lĩnh vực xin cấp;

+ Công nhân kỹ thuật phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp tùy theo lĩnh vực xin cấp;

+ Với một số lĩnh vực, doanh nghiệp phải có chứng thực máy móc vật tư, cơ sở vật chất phù hợp.

3. Hạng III:

Thẩm quyền: Sở Xây dựng các tỉnh cấp;

Yêu cầu năng lực:

+ Các cá nhân phụ trách chuyên môn phải đảm bảo điều kiện thời gian kinh nghiệm, CCHN hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực xin cấp;

+ Công nhân kỹ thuật phải có văn bằng, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp tùy theo lĩnh vực xin cấp;

+ Với một số lĩnh vực, doanh nghiệp phải có chứng thực máy móc vật tư, cơ sở vật chất phù hợp.

Như vậy, cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng như sau: 

– Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ xây dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dưng hạng I;

– Sở xây dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng II hạng III; Trường hợp tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng với các hạng khác nhau thì Cơ quan cấp chứng chỉ năng lực hạng cao nhất sẽ thực hiện cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức đó. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng trên toàn quốc thông qua việc cấp, quản lý mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Thủ tục, hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng 

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định 100/2018;
  • Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
  • Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
  • Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
  • Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
  • Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
  • Các tài liệu theo quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g khoản này phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
Xem thêm:  DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC CÓ CHỨC NĂNG HUẤN LUYỆN ATVSLĐ ( Update 5/4/2019)

Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;
  •  Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại.

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định này;
  • Các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  •       Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  •       Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  •       Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  •       Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  •       Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Trên đây là những ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đang cần xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hãy xem xét thật kỹ và để tiết kiệm thời gian thì bạn nên sử dụng dịch vụ làm chứng chỉ năng lực xây dựng của đơn vị uy tín và chất lượng, Viện Xây dựng là một trong số đó.