Dịch vụ cấp chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2 tại Viện Xây dựng

Giám sát an toàn lao động là hoạt động hết sức cần thiết trong công tác lao động, xây dựng. Vì vậy pháp luật quy định về các loại chứng chỉ tương ứng. Trong bài viết dưới đây hãy cùng Viện Xây dựng tìm hiểu chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2 để hiểu rõ hơn về nhóm chứng chỉ này.

>>> Xem thêm:

♦         Thủ tục làm chứng chỉ năng lực xây dựng có phức tạp không?

♦         Điều kiện cần để cấp chứng chỉ năng lực hạng I trong từng lĩnh vực cụ thể

chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2
chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2

Giám sát an toàn nhóm 2 được hiểu thế nào cho đúng?

Theo quy định pháp luật hiện hành quy định đối tượng cần huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của nhóm 2 là:  những người làm công tác ATVSLĐ. 

Huấn luyện an toàn nhóm 2 là chuyên đề huấn luyện an toàn cho người phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động: Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách. Người trực tiếp tiến hành giám sát về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Theo quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động  năm 2015 có nội dung như sau:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm 2 thực hiện quy định như sau:

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động, phải bố trí tối thiểu 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ không chuyên trách;

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí tối thiểu 01 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách;

– Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động, phải thành lập phòng an toàn, vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo chế độ chuyên trách. Vậy chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2 được quy định ở những văn bản nào?

Giấy chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2 được căn cứ vào đâu?

– Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.

– Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

– Nghị định 140/2018/NĐ-CP.

– Thông tư 27/2013/TT-BLĐ.

Khóa Huấn Luyện An Toàn Nhóm 2 gồm nội dung nào?

Nội dung chương trình huấn luyện cấp chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2 dành cho các bộ quản lý (Theo quy định khung tại Nghị Định 44/2016/ND-CP) bao gồm các nội dung theo từng chuyên đề sau:

Chuyên đề 1: Huấn luyện những kiến thức, quy định chung về an toàn lao động – vệ sinh lao động theo luật mới nhất.

Chuyên đề 2: Huấn luyện nghiệp vụ tổ chức dành cho các bộ công tác an toàn lao động – vệ sinh lao động tại cơ sở.

Chuyên đề 3: Giới thiệu tổng quan về các loại máy móc, thiết bị, các loại chất phổ biến phát sinh các nguy hiểm, có hại; hướng dẫn quy trình làm việc an toàn hiệu quả.

Chuyên đề 4: Huấn luyện theo đặc thù riêng của từng nhóm ngành nghề theo quy định tại danh mục các ngành nghề có yêu cầu.

Xem thêm:  Các lĩnh vực cần xin cấp chứng chỉ năng lực cá nhân?

Chuyên đề 5: Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa học an toàn nhóm 2 (Căn cứ yêu cầu của tổ chức quản lý đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 2 sẽ quyết định hình thức kiểm tra, sát hạch sau huấn luyện sao cho phù hợp).

Thời gian huấn luyện để cấp chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2?

Theo quy định, thời gian huấn luyện tối thiểu đối với cá nhân lần đầu tham gia đào tạo an toàn nhóm 2 là 48 giờ, đã bao gồm thời gian kiểm tra. Sau khi hoàn thành huấn luyện, cá nhân được cấp chứng nhận, chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2.

Tối thiểu 02 năm một lần kể từ ngày chứng chỉ an toàn lao động nhóm 2 có hiệu lực, cá nhân sẽ tham gia khóa huấn luyện bổ sung để bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động với thời gian tối thiểu là 24 giờ.

Các trường hợp: chuyển công tác, đưa máy móc, công nghệ mới vào sử dụng hoặc trở lại làm việc sau thời gian nghỉ từ 6 tháng trở lên sẽ được huấn luyện an toàn lao động nhóm 2 như lần đầu với tối thiểu 24 giờ.

Những lĩnh vực cần đảm bảo yếu tố an toàn trong xây dựng?

Theo quy định thì những lĩnh vực sau cần phải đảm bảo yếu tố an toàn đó là:

– Trên công trường xây dựng: công tác bố trí mặt bằng thi công, phá dỡ, đào móng, làm cốp pha, sắt, lắp dựng giàn giáo.

– Khi sử dụng điện để làm việc

– Khi làm việc trên cao nhất định

– Khi sử dụng máy hàn khí, hàn điện.

– Khi sử dụng những thiết bị nâng hoặc thiết bị thi công cơ giới.

– Kỹ thuật an toàn trong việc vận hành và sử dụng gas khí đốt.

– Làm việc trong không gian quá kín.

– An toàn thoát hiểm trong những tòa nhà cao tầng

– Huấn luyện những cá nhân, cán bộ làm công tác an toàn và bảo hộ lao động tại doanh nghiệp, doanh nghiệp.

– Kỹ thuật an toàn khi vận hành thiết bị nâng hạ, cẩu trục.

– Kỹ thuật an toàn khi vận hành và sử dụng xăng dầu, khí hóa lỏng LPG.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2

Vì chứng chỉ năng lực là tên gọi tắt của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (Khoản 20 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP), nên khi thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cũng chính là thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hạng I. Theo đó:

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực hạng II  lần đầu bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2 theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định 100/2018/NĐ-CP;
  • Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
  • Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
  • Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
  • Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
  • Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
Xem thêm:  Tư Vấn Quản Lý Dự Án Và Giám Sát Thi Công Xây Dựng Là Gì?

Trừ đơn đề nghị ra thì tất cả các giấy tờ kể trên đều phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ năng lực hạng II, bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hạng 1I theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định 100/2018/NĐ-CP;
  • Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu chứng chỉ năng lực đã được cấp, trường hợp bị mất chứng chỉ năng lực thì phải có cam kết của tổ chức đề nghị cấp lại.

Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng

Bước 1: Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựn qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.

Bước 2: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực.

 Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Dịch vụ cấp chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2 tại Viện Xây dựng

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2 theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  •       Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  •       Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  •       Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  •       Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  •       Tỷ lệ cấp chứng chỉ thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – .