Chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân được cấp cho lĩnh vực nào?

Chứng chỉ năng lực hành nghề xây dựng đối với cá nhân vô cùng quan trọng, nó thể hiện năng lực, trình độ hành nghề xây dựng của cá nhân đó. Hãy cùng tìm hiểu về chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân thông qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦         Trường hợp nào bị thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

♦         Khi nào cần chứng chỉ năng lực xây dựng?

chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân
chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân

Chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân được cấp cho lĩnh vực nào?

Mỗi cá nhân có khả năng và đam mê với các lĩnh vực xây dựng khác nhau. Do đó, mỗi người lựa chọn loại chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân cho phù hợp. 

Căn cứ quy định pháp luật hiện có các lĩnh vực được cấp chứng chỉ năng lực như sau:

Đối với lĩnh vực hành nghề khảo sát xây dựng:

– Khảo sát về địa hình;

– Khảo sát địa chất và thủy văn công trình;

Đối với lĩnh vực hành nghề Thiết kế quy hoạch xây dựng:

– Thiết kế kiến trúc công trình:

– Thiết kế kết cấu công trình;

– Thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình: điện – cơ điện, cấp – thoát nước, thông gió – cấp thoát nhiệt…

Đối với lĩnh vực Giám sát thi công xây dựng:

–  Giám sát công tác xây dựng;

–  Giám sát việc tiến hành lắp đặt thiết bị công trình;

–  Giám sát hoạt động lắp đặt thiết bị công nghệ.

  1. d) Đối với lĩnh vực Kiểm định xây dựng”.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân

– Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hạng III đối với:

  1. 1Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong tổ chức.
  2. Cá nhân hoạt động xây dựng độc lập.

– Bộ xây dựng sẽ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I. Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân.

Điều kiện được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân?

Điều kiện  đối với các cá nhân xin cấp chứng chỉ hành nghề?

 Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng điều kiện sau: 

Xem thêm:  Thông tư 06/2016/TT-BXD Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

– Có giấy phép cư trú theo quy định pháp luật tại Việt Nam.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, có kinh nghiệm tham gia công việc tương ứng với nội dung mà mình xin cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp và đáp ứng  các nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tối thiểu 5 (năm) năm;

+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với các cá nhân có trình độ đại học; tối thiểu 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

– Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?

– Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 5 (năm) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp II hoặc 3 (ba) công trình cấp III cùng loại;

– Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 3 (ba) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng?

– Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, 2 (hai) đồ án quy hoạch vùng liên huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù;

– Hạng III: Đã tham gia thiết kế hoặc thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc 5 (năm) đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Thiết kế xây dựng?

Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình ?

  1. a) Thiết kế kiến trúc công trình;
  2. b) Thiết kế nội – ngoại thất công trình; thiết kế cảnh quan;
  3. c) Thiết kế kết cấu công trình;
  4. d) Thiết kế điện – cơ điện công trình;

đ) Thiết kế cấp – thoát nước;

  1. e) Thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt;
  2. g) Thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng;
  3. h) Thiết kế phòng cháy – chữa cháy.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình?

+ Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;

Xem thêm:  Khi nào cần chứng chỉ năng lực xây dựng?

+ Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề,

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng?

Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng?

  1. a) Giám sát công tác xây dựng;
  2. b) Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình”;
  3. c) Giám sát “lắp đặt thiết bị công nghệ”.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng?

+ Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;

+ Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng?

+ Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;

+ Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.

Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

Cá nhân không vi phạm các quy định trong hoạt động đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan.

  1. a) Chứng chỉ cũ hết hạn sử dụng.
  2. b) Điều chỉnh, bổ sung nội dung hành nghề.
  3. c) Chứng chỉ cũ bị rách, nát.
  4. d) Chứng chỉ bị thất lạc.

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực xây dựngcá nhân theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Trên đây là bài viết tư vấn về chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân. Hy vọng với bài hướng dẫn này sẽ giúp các cá nhân tra cứu được và xác thực chứng chỉ cá nhân của mình. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – .