Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không? Điều kiện là gì?

Dịch vụ tư vấn cấp xin chứng chỉ năng lực xây dựng

Đối với các tổ chức, doanh nghiệp đang mong muốn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cần phải có chứng chỉ năng lực xây dựng. Nếu muốn sở hữu chứng chỉ này  phải làm thế nào? Dịch vụ tư vấn cấp xin chứng chỉ năng lực xây dựng  là lựa chọn thông minh cho mọi cá nhân và tổ chức.

 

Cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cấp 3

Cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2

Chung Chi Nang Luc Co Bat Buoc Khong Min

 

Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì? Có bắt buộc không?

Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược của Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động cá nhân. Ngoài ra, chứng chỉ này sẽ nêu điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng đều phải có chứng chỉ năng lực xây dựng thì mới có đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước. Hoạt động xây dựng sẽ được quy định theo nội dung có ghi trên chứng chỉ năng lực xây dựng. Thông tin này được ghi nhận tại điều 59-67 Nghị Định 59/2015/NĐ-Cp và Tông tư 17/2016/TT-BXD.

Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định rõ tại điều 57, không có chứng chỉ năng lực xây dựng thì không tổ chức, cá nhân hay đơn vị nào được tham gia nghiệm thu, quyết toán hay đấu thầu công trinh. Như vậy chứng chỉ năng lực xây dựng là điều bắt buộc với các cá nhân, tổ chức, đơn vị đang muốn hoạt động trong lĩnh vực này.

Điều kiện được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Không phải ai mong muốn thì đều có thể được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng. Những đối tượng có nhu cầu nên tìm đến các dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng để hiểu chính xác, thực hiện đúng quy trình. Theo đó, điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng gồm:

  • Đã có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp hoặc quyết định thành lập đơn vị, doanh nghiệp từ cơ quan chức năng có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đối tượng tham gia hoạt động xây dựng là những cá nhân đảm nhận chức danh quan trọng, chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức, đơn vị đang đề nghị được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.
  • Đối với các dự án, công trình mang tính chất đặc thù thì đối tượng tham gia chủ chốt, chức danh quan trọng phải có chứng chỉ hành nghệ tương ứng với đúng công việc đang thực hiện. Đối tượng này phải được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình, dự án. Đó là những dự án, công trình như nhà mát sản xuất hóa hóa chất độc hại, vật liệu nổ hay nhà máy điện hạt nhân….
Xem thêm:  Hỏi: Về việc thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Các loại chứng chỉ năng lực xây dựng theo lĩnh vực

Hiện nay có nhiều loại chứng chỉ năng lực xây dựng khác nhau tùy theo từng mục đích của cơ quan, tổ chức, đơn vị muốn xin cấp. Phân loại theo cấp bậc có chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I, II, III. Phân loại theo lĩnh vực bao gồm:

  • Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý dự án.
  • Chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng.
  • Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình.
  • Chứng chỉ năng lực tư vấn và lập quy hoạch xây dựng.
  • Chứng chỉ năng lực thiết kế và thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
  • Chứng chỉ năng lực giám sát, thi công và kiểm định xây dựng.
  • Chứng chỉ năng lực lập, thẩm tra dự án đầu tư và xây dựng công trình.
  • Chứng chỉ năng lực tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Hiện nay việc xin được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng  không khó khăn nhưng phức tạp vì có nhiều yêu cầu khác nhau. Mỗi loại chứng chỉ lại có yêu cầu riêng, chỉ tiêu đánh giá riêng. Mức xếp hạng I, II, III vì thế cũng có thay đổi nhát định.

Ví dụ với chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng, đơn vị, tổ chức xin cấp cần đảm bảo các tiêu chí đánh giá bao gồm:

  • Số lượng nhân viên chủ chốt, trọng yếu có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng.
  • Số người có chuyên môn phù hợp với hoạt động xây dựng của tổ chức, đơn vị.
  • Quy trình quản lý, thực hiện và hệ thống quản lý chất lượng.
  • Số công việc và hợp đồng đã thực hiện.
  • Năng lực tài chính tổ chức, đơn vị.
Xem thêm:  Hỏi: Có bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng?

Tổng điểm của mỗi mục sẽ quyết định đơn vị đó có được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hay không. Thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng vì thế cũng có sự khác biệt.

Chung Chi Xay Dung Doanh Nghiep Min

 

Nhiều cá nhân, tổ chức vì chưa hiểu rõ nên mất thời gian và tiền bạc hơn mới có thể được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng như mong muốn. Thay vì thế, các đối tượng có nguyện vọng có thể tìm đến các cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3  tại Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM hoặc các tỉnh thành khác để được hỗ trợ.

Thời gian, công sức và tiền bạc sẽ được giảm bớt mà mục đích vấn được thực hiện như mong muốn. Vậy chẳng có lý do nào mà không thử?

Thông tin trên hy vọng giúp quý vị hiểu rõ hơn về chứng chỉ năng lực xây dựng cũng như cách thức xin cấp phù hợp. Chúc quý vị thành công!

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

 

Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng.

VPGD: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark – Số 1 Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội.

Website: https://vienxaydung.edu.vn/

Số điện thoại: 0904.889.859 (Ms.Hoa) –

Email: [email protected]