Đối tượng nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)?

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc làm trước khi tiến hành xây dựng một dự án và phải được phê duyệt bởi cơ quan thẩm quyền. Vậy đối tượng nào phải làm điều đó?

Đánh giá tác động môi trường là việc làm rất cần thiết trước khi một dự án khởi công xây dựng. Các đối tượng theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Từ đó giúp hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường.

 

DV Đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy sản xuất đồ gỗ

danh gia dtm

Đối tượng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Nghị định 18/2015/NĐ-CP: Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được ban hành vào ngày 14/02/2015. Theo đó, đối tượng phải lập báo cáo ĐTM đánh giá tác động môi trường được quy định rõ như sau:

1. Nhóm dự án liên quan đến tổ chức cấp cao của nhà nước

Bao gồm tất cả các dự án bất kể quy mô thuộc:

  • Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội;
  • Thẩm quyền quyết định đầu tư của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

2. Nhóm dự án sử dụng đất liên quan đến

  • Vườn quốc gia, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Khu danh lam thắng cảnh hoặc khu di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng cấp quốc gia.
  • Dự án làm mất rừng, liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng của đất trồng lúa. Trong đó:

+Từ 10ha trở lên đối với rừng tự nhiên.

+Từ 5ha trở lên đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

+Từ 50ha trở lên đối với các loại rừng khác.

+Từ 5ha trở lên đối với đất trồng lúa chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp.

3. Nhóm các dự án về xây dựng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

  • Dự án nạo vét kênh mương, lòng sông, hồ, xây mới hoặc cải tạo hệ thống thoát nước khu dân cư, đô thị. Cụ thể:

+Khu vực nạo vét tối thiểu 5ha, hoặc tổng khối lượng nạo vét đạt 50.000 m³ trở lên.

+Hệ thống thoát nước khu dân cư, đô thị dài từ 10km trở lên.

  • Dự án xây dựng các khu dân cư, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị với diện tích xây dựng từ 5ha trở lên.
  • Dự án xây dựng trung tâm thương mại, siêu thị với diện tích sàn đạt từ 10.000m2 trở lên.
  • Dự án xây dựng cơ sở y tế, các cơ sở khám chữa bệnh với quy mô đạt từ 50 giường trở lên.
  • Dự án xây dựng khu dân cư đạt từ 100 hộ trở lên hoặc với 500 người sử dụng trở lên.
  • Dự án xây dựng khu thể thao, vui chơi giải trí, khu du lịch, sân golf với diện tích đạt từ 10ha trở lên.
  • Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu thương mại, làng nghề, khu chế xuất và các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác.
  • Dự án xây dựng có lấn biển với diện tích lấn biển từ 5ha trở lên, hoặc chiều dài đường bao ven biển từ 1.000 m trở lên.
  • Dự án xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch đạt từ 50 phòng trở lên.
  • Dự án xây dựng nghĩa trang đạt từ 20ha trở lên, tất cả dự án xây dựng cơ sở hỏa táng.
  • Dự án xây dựng các trung tâm huấn luyện quân sự, cảng quốc phòng, trường bắn, khu kinh tế quốc phòng, kho tàng quân sự.
  • Tất cả các dự án xây dựng chợ hạng 1, 2 trên địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn.
Xem thêm:  Tìm hiểu về việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì?

4. Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

  • Dự án xây dựng cơ sở sản xuất clinke có công suất đạt từ 100.000 tấn clinke/năm trở lên.
  • Tất cả các dự án xây dựng cơ sở sản xuất xi-măng phải được đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
  • Dự án xây dựng cơ sở sản xuất tấm lợp fibro xi măng với công suất đạt 500.000 m2.
  • Dự án xây dựng cơ sở sản xuất gạch, ngói với công suất đạt 100 triệu viên quy chuẩn /năm.
  • Dự án sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng và các loại khác với công suất đạt từ 100 tấn sản phẩm/ngày trở lên.
  • Dự án xây dựng cơ sở sản xuất các loại gạch ốp lát với công suất đạt 500.000 m2/năm trở lên.
  • Đối với các dự án xây dựng cơ sở sản xuất vật liệu khác, quy định công suất đạt 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

5. Nhóm các dự án về giao thông phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

  • Dự án xây dựng đường ô tô cao tốc, đường ô tô cấp I, cấp II, cấp III, đường cấp IV miền núi (từ 50m trở lên), đường sắt và đường sắt trên cao.
  • Dự án xây dựng công trình giao thông ngầm, cáp treo có chiều dài từ 500m trở lên.
  • Dự án xây dựng cảng hàng không, sân bay. Bao gồm đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách, và nhà ga hàng hóa với công suất từ 200.000 tấn hàng hóa/năm trở lên.
  • Dự án xây dựng cảng biển, cảng sông với khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên.
  • Dự án xây dựng cầu đường bộ, cầu đường sắt với chiều dài từ 500m trở lên (không kể đường dẫn).
  • Dự án nạo vét luồng hàng hải, luồng đường thủy nội địa với khối lượng từ 50.000 m³/năm trở lên.
  • Dự án xây dựng khu neo đậu tránh trú bão có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên.
  • Dự án xây dựng nhà ga đường sắt, bến xe khách đạt 5ha trở lên.

6. Nhóm các dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

  • Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân.
  • Dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân.
  • Dự án xây dựng nhà máy quang điện, phong điện có diện tích từ 100ha trở lên, thủy điện có dung tích hồ chứa 100.000m3 hoặc công suất đạt từ 10MW trở lên.
  • Dự án sản xuất, gia công các thiết bị điện tử và các linh kiện điện tử đạt công suất từ 500.000 sản phẩm/năm trở lên.
  • Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ trên ngưỡng miễn trừ cho phép.
  • Dự án xây dựng tuyến đường dây tải điện từ 110kV trở lên; xây dựng trạm điện công suất 500 kV.
  • Dự án sản xuất, gia công các thiết bị điện có công suất đạt từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên.
Xem thêm:  DV Đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy sản xuất đồ gỗ

7. Nhóm các dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

  • Dự án xây dựng công trình tưới, cấp nước, tiêu thoát nước với diện tích từ 500 ha trở lên để phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp.
  • Dự án xây dựng công trình hồ chứa nước với dung tích từ 100.000 m³ nước.
  • Dự án đê, kè bờ biển, bờ sông với chiều dài từ 1.000m trở lên.
  • Dự án vùng trồng cây thức ăn gia súc, vùng trồng cây công nghiệp, vùng trồng rau, hoa tập trung, vùng trồng cây dược liệu có diện tích từ 50ha.
  • Dự án khai thác rừng: trên 50ha rừng sản xuất tự nhiên, và 200ha rừng sản xuất là rừng trồng.

8. Nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

  • Dự án khai thác vật liệu san lấp mặt bằng có quy mô từ 100.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên.
  • Dự án khai thác cát, sỏi có quy mô từ 50.000 m³ vật liệu nguyên khai/năm trở lên.
  • Dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất chất độc hại) có khối lượng mỏ từ 50.000 m³ nguyên khai/năm trở lên, hoặc tổng khối lượng mỏ từ từ 1.000.000 m³ nguyên khối trở lên.
  • Dự án chế biến, tinh chế kim loại màu, kim loại phóng xạ, đất hiếm.
  • Dự án thăm dò đất hiếm, khoáng sản có tính phóng xạ.
  • Dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có sử dụng hóa chất độc hại hoặc vật liệu nổ công nghiệp
  • Dự án khai thác nước cấp cho hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất, dịch vụ với công suất khai thác đạt từ 3.000 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước ngầm, và từ 50.000 m³ nước/ngày đêm trở lên với nước mặt.
  • Dự án chế biến khoáng sản rắn (không sử dụng hóa chất độc hại) với công suất đạt từ 50.000 m³ sản phẩm, tổng lượng đất đá thải ra từ 500.000 m³/năm trở lên.
  • Dự án tuyển, làm giàu khoáng sản có tính phóng xạ, đất hiếm với công suất đạt từ 500 tấn sản phẩm/năm.
  • Dự án khai thác nước nóng, nước khoáng thiên nhiên với công suất đạt 200 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước đóng chai, và 500 m³ nước/ngày đêm trở lên đối với nước dùng cho mục đích khác.

Ngoài ra, còn có các nhóm các dự án về: dầu khí, xử lý, tái chế chất thải, cơ khí, luyện kim, chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ,… Bạn có thể tham khảo thêm tại Phụ lục II nghị định này.

Đăng ký dịch vụ ĐTM

Trên đây, Viện Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng đã cung cấp một số thông tin về đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Nếu muốn biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ để được hỗ trợ: 0904 889 859 – 908 060 060

 

♦ Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng.

♦ VPGD: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark – Số 1 Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội.

♦ Website: https://vienxaydung.edu.vn/

♦ Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa) –

♦ Email: vienxaydung.edu.vn@gmail.com