DV Đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy sản xuất đồ gỗ

Theo quy định của pháp luật, xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ có quy mô phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM), và được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Chế biến, sản xuất đồ gỗ đã trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Khi muốn xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ như xưởng, nhà máy,…với quy mô 10.000m2 trở lên, bạn phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (DTM) và được sự thông qua của cơ quan có thẩm quyền.

 

Dịch vụ Lập Báo Cáo ĐTM Đánh Giá Tác Động Môi Trường

Đối tượng nào phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

danh gia tac dong moi truong

Sản xuất gỗ có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

Gỗ chính là sản phẩm trực tiếp từ cây xanh. Không ai có thể khẳng định vai trò của cây cối đối với môi trường, và đối với chính sự sống của con người. Nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ gỗ đang tăng cao. Xuất khẩu gỗ ở Việt Nam xếp vào top đứng đầu của khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, nhiều xưởng sản xuất gỗ có quy mô lớn mọc lên. Quá trình hoạt động của xưởng gỗ cũng gây không ít tác động đến môi trường. Bụi gỗ, mùn cưa, tiếng ồn, sơn,… sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư nơi đó.

Khâu xử lý các vụn gỗ mục, gỗ bỏ đi cũng gây ô nhiễm môi trường. Bởi việc đốt đã thải ra không khí một lượng lớn khói bụi độc hại. Mùn cưa theo nước mưa, đổ xuống các sông suối ao hồ gần đó, từ đó ô nhiễm môi trường nước. Và rất nhiều rủi ro khác nữa.

Quá trình xây dựng xưởng gỗ cũng tác động một phần không nhỏ vào môi trường. Do đó, đối với các dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM), và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì mới có thể tiến hành xây dựng và hoạt động.

Đối tượng lập báo cáo tác động môi trường (DTM) cho dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ

Theo quy định tại phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/02/2015 đã quy định cụ thể như sau:

  • Dự án xây dựng cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ tự nhiên với công suất từ 3.000 m³ sản phẩm/năm trở lên
  • Dự án xây dựng cơ sở sản xuất ván ép với công suất từ 100.000 m2/năm trở lên
  • Dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho, bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên

Đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) và được phê duyệt bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Tìm hiểu về việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì?

Chủ dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ có nhiệm vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các nội dung, thông tin, số liệu khai báo trong báo cáo phải rõ ràng, chính xác. Chủ dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai báo đó.

Hoặc, chủ dự án có thể thuê một tổ chức khác đủ điều kiện để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) giúp mình. Tổ chức này có nhiệm vụ thu thập, lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dự án. Tổ chức phải chịu trách nhiệm về các nội dung trong báo cáo trước chủ dự án và trước pháp luật.

dtm nha may sx go
Báo cáo ĐTM cho nhà máy Sản xuất Gỗ

Quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) cho dự án

Bước 1: Thu thập, tổng hợp thông tin về dự án, cũng như đánh giá các yếu tố môi trường như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, khí tượng thủy văn,… tại vị trí xây dựng dự án. Bằng cách thu thập và phân tích các mẫu đất, nước, không khí. Từ đó lấy số liệu.

Bước 2. Đánh giá, xác định các nguồn gây ô nhiễm từ dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ. Phân loại các loại chất thải trước, trong và sau khi xây dựng dự án. Có có nguồn ô nhiễm như: nước thải, mùn cưa, gỗ mục, bụi, sơn, tiếng ồn,…

Bước 3. Quan trắc, đánh giá mức độ gây ô nhiễm của các nguồn ô nhiễm đã xác định. Xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội,… đến khu vực xung quanh dự án.

Bước 4. Đề xuất các giải pháp, phương án hạn chế mức độ ô nhiễm từ dự án đến môi trường. Đề ra các biện pháp dự phòng và xử lý các nguồn ô nhiễm, đề phòng các trường hợp xấu có nguy cơ.

Bước 5. Tiến hành tham kiến ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và cộng đồng nơi dự án được triển khai.

Chủ dự án gửi hồ sơ báo cáo kèm đề nghị được ban hành theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường đến Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn).

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận báo cáo, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phản hồi kết quả cho chủ dự án bằng văn bản. Trường hợp cho phép, chấp thuận triển khai dự án, thì không cần phải trả lời bằng văn bản.

Tham vấn cộng dân cư, các tổ chức liên quan ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án sẽ được tham vấn. Nhằm lấy ý kiến khách quan từ những người liên quan. Chủ dự án và Ủy ban nhân dân xã làm chủ trì cuộc họp cộng đồng. Những cá nhân tổ chức liên quan sẽ có đại diện tham dự do Ủy ban nhân dân xã mời đến.

Bước 6. Xây dựng các chương trình quản lý, giám sát môi trường tại dự án.

Bước 7. Trình báo cáo đánh giá tác động môi trường đến cơ quan có thẩm quyền xử lý. Cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định dự án, đưa ra các yêu cầu sửa chữa, thay đổi và quyết định xem có phê duyệt hay không.

Xem thêm:  Dịch Vụ Đánh Giá Tác Động Môi Trường Lập Báo Cáo ĐTM

Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) cho dự án

Hồ sơ báo cáo tác động môi trường được làm theo biểu mẫu mà Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Bao gồm các loại giấy tờ, bản vẽ như sau:

  • Đơn đề nghị thẩm dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ theo mẫu.
  • Giấy phép đầu tư, kinh doanh.
  • Sơ đồ vị trí dự án và thỏa thuận vị trí xây dựng dự án.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể của dự án.
  • Các bản vẽ chi tiết về hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống xử lý chất thải rắn từ gỗ.
  • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
  • Bản giải trình kinh tế kỹ thuật.
  • Một số giấy tờ liên quan khác tùy theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

danh gia tac dong moi truong 1

Những điều cần lưu ý khi đánh giá tác động môi trường (DTM) cho dự án 

Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP mới của Chính phủ, ban hành từ ngày 13/5/2019, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2019, mỗi dự án chỉ được lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) về lĩnh vực mà dự án hoạt động.

Các thông tin, số liệu, nội dung được ghi trong báo cáo phải khách quan, trung thực. Chủ dự án hoặc tổ chức tư vấn được chủ dự án thuê phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin khai báo.

Các dự án xây dựng cơ sở sản xuất đồ gỗ phải tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân xã tại đó. Và tổ chức cuộc họp cộng đồng, lấy các ý kiến một cách công khai, xác thực, khách quan. Từ đó giúp hạn chế đến mức thấp nhất những tác động đến môi trường mà dự án mang lại.

Việc thẩm định sẽ được thực hiện bởi Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định có ít nhất 7 thành viên do Thủ tướng hoặc người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định làm chủ.

Hội đồng thẩm định sẽ xem xét, đánh giá, đưa ra các ý kiến. Chủ dự án phải sửa đổi, bổ sung theo những ý kiến mà Hội đồng thẩm định đưa ra. Đây là cơ sở cho cơ quan thẩm định quyết định phê duyệt dự án hay không.

Liên hệ đăng ký

Trên đây là một số thông tin mà Viện Bồi Dưỡng Đào Tạo Cán Bộ Xây Dựng đã cung cấp. Nếu có nhu cầu thuê tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM), hãy liên hệ với chúng tôi qua 0904 889 859 – 908 060 060. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những thông tin chuẩn xác nhất!

 

♦ Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng.

♦ VPGD: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark – Số 1 Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội.

♦ Website: https://vienxaydung.edu.vn/

♦ Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa) –

♦ Email: vienxaydung.edu.vn@gmail.com