Quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phải được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Lúc đó, báo cáo mới có giá trị trước pháp luật. Chủ dự án có trách nhiệm trình báo cáo đánh giá tác động môi trường lên cơ quan thẩm quyền liên quan để giải quyết.

 

Tìm hiểu về việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì?

Dịch Vụ Tư Vấn Lập Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường

danh gia tac dong moi truong 3

Thời điểm trình báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)cho cơ quan thẩm quyền

Mỗi nhóm dự án khác nhau sẽ có thời điểm trình báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khác nhau. Theo nội dung của Điều 14, Nghị định 40/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành vào ngày 13/5/2019 quy định như sau:

  • Đối với nhóm dự án khai thác khoáng sản: chủ dự án phải trình báo cáo trước khi cơ quan thẩm quyền tiến hành thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép về hoạt động khai thác khoáng sản.
  • Đối với nhóm dự án thăm dò, khai thác dầu khí: chủ dự án phải trình báo cáo trước khi cơ quan thẩm quyền tiến hành thẩm định, phê duyệt kế hoạch thăm dò và phát triển mỏ.
  • Đối với nhóm dự án đầu tư xây dựng: Chủ dự án phải trình báo cáo trước khi cơ quan thẩm quyền tiến hành thẩm định báo cáo kinh tế – kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc thiết kế bản vẽ thi công,thiết kế cơ sở trong trường hợp dự án chỉ cần thiết kế một bước.

Nếu việc thẩm định các báo cáo và thiết kế trên có cùng một cơ quan thẩm định, chủ dự án phải trình lên đồng thời để giải quyết.

  • Đối với nhóm các dự án khác: Chủ dự án có trách nhiệm trình báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) lên cơ quan thẩm quyền trước khi quyết định đầu tư vào dự án.

Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)?

  • Bộ tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định báo cáo của các dự án liên quan đến các tổ chức cấp cao như Quốc Hội, Chính phủ, ngoại trừ các dự án liên quan đến bảo mật thông tin quốc gia, quốc phòng, an ninh.
  • Bộ, các cơ quan ngang Bộ thẩm định các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định.

Nếu Bộ, cơ quan ngang Bộ không có cơ quan chuyên môn về môi trường, thì có thể gửi văn bản đề nghị và hồ sơ báo cáo đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh nơi dự án được thực hiện để lấy ý kiến.

Xem thêm:  Tìm hiểu về việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì?

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh phải trả lời bằng văn bản cho Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đây sẽ cơ sở để Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét,phê duyệt dự án.

  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thẩm định các báo cáo của những dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh, và các dự án khác theo quy định.
  • Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thẩm định đối với các dự án được xây dựng trên địa bàn theo quy định.

Quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) thông qua việc lấy ý kiến được hiểu là quá trình lấy ý kiến từ các tổ chức, cơ quan có liên quan đến các dự án theo quy định.

  • Thủ tướng, hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định có vai trò quyết định đến quá trình đó.
  • Một số trường hợp cần thiết, có thể mời các chuyên gia về môi trường, các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực dự án để lấy ý kiến.
  • Các cơ quan, tổ chức, và các chuyên gia có nhiệm vụ phải trả lời các ý kiến bằng văn bản trong vòng 7 ngày làm việc. Tính từ khi nhận được văn bản lấy ý kiến và hồ sơ báo cáo.

Trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thông qua hội đồng thẩm định, bao gồm các dự án không thuộc đối tượng thẩm định bằng việc lấy ý kiến.

Hội đồng thẩm định được thành lập bởi Thủ tướng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định. Hội đồng thẩm định có tối thiểu 7 thành viên, với các chức danh:

  • Chủ tịch hội đồng
  • Phó Chủ tịch hội đồng (trong trường hợp cần thiết).
  • Ủy viên thư ký.
  • Ủy viên phản biện.
  • Một số Ủy viên khác.

Trong đó phải có tối thiểu 30% thành viên hội đồng có kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường từ 7 năm trở lên.

Các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, hội đồng thẩm định có nhiệm vụ xem xét, đánh giá, và đưa ra các ý kiến bằng văn bản về báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Đây là cơ sở cho cơ quan thẩm định quyết định có phê duyệt dự án hay không. Các thành viên nêu trên phải chịu trách nhiệm về những ý kiến của mình trước pháp luật.

 

qua trinh tham dinh danh gia moi truong
Quy trình thẩm định đánh gia tác động môi trường

Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) về một dự án có những nội dung sau:

  • Đánh giá sự phù hợp của dự án với các quy định của pháp luật, các chiến lược, quy hoạch đã đề ra.
  • Các phương pháp mà chủ dự án sử dụng để đánh giá tác động môi trường có phù hợp hay không?
  • Việc đánh giá tác động của công nghệ sản xuất, các hoạt động của dự án, hạng mục xây dựng đến môi trường có phù hợp không?
  • Vị trí xây dựng dự án có phù hợp không bằng cách đánh giá các số liệu phân tích về hiện trạng môi trường, kinh tế xã hội.
  • Đánh giá, dự báo về các tác động và rủi ro từ các nguồn thải do dự án thải ra đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
  • Dự án đã áp dụng những yêu cầu, quy chuẩn, quy định gì, có phù hợp hay không?
  • Các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, và ứng phó các tác động đến môi trường mà dự án áp dụng có phù hợp không? Liệu có hạn chế được tối đa các tác động đến môi trường hay không?
  • Chủ dự án có đề ra những chương trình quản lý, giám sát hoạt động của dự án đến môi trường hay không?
  • Xem xét, đánh giá các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án.
Xem thêm:  DV Đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy sản xuất đồ gỗ

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Để đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), chủ dự án phải gửi một bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Chủ dự án có thể gửi trực tiếp, hoặc qua đường bưu điện, hoặc gửi bản báo cáo điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

Hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

  • Đơn đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo mẫu.
  • 1 bản báo cáo kinh tế – kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc các tài liệu tương đương của dự án đầu tư.
  • 7 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) từ các thành viên của hội đồng thẩm định.

Trường hợp hội đồng thẩm định có nhiều hơn 7 thành viên, chủ dự án phải cung cấp thêm bản báo cáo.

Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

  • Nếu báo cáo do Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, thời gian thẩm định sẽ không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Riêng các dự án về các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có thời gian dài hơn, tối đa 45 ngày làm việc.
  • Nếu báo cáo do bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định sẽ không quá 25 ngày làm việc, tính từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Thời gian thẩm định sẽ không quá 20 ngày làm việc đối với hình thức thẩm định bằng việc lấy ý kiến từ các cơ quan, tổ chức.

Trên đây, Viện Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây dựng đã cung cấp cho bạn một số thông tin về về quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nếu có nhu cầu tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), hãy liên hệ qua 0904 889 859 – 908 060 060 để được tư vấn cụ thể.

 

♦ Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng.

♦ VPGD: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark – Số 1 Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội.

♦ Website: https://vienxaydung.edu.vn/

♦ Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa) –

♦ Email: [email protected]