Đối tượng nào cần được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn?

Có thể nói bất cứ ngành nghề lao động nào cũng tiềm ẩn rủi ro tai nạn lao động cho người lao động. Các tai nạn lao động luôn rình rập và có thể xảy ra bất cứ lúc nào với người lao động. Theo quy định của pháp luật an toàn lao động hiện nay có 6 nhóm đối tượng cần tham gia huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn lao động. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chứng chỉ huấn luyện an toàn, các nhóm đối tượng cần cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản. Cùng Viện Xây Dựng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm

♦    Chứng chỉ vệ sinh an toàn là gì? Ai cần được cấp chứng chỉ này?

♦    Xem mẫu chứng chỉ an toàn điện mới nhất

chứng chỉ huấn luyện an toàn
chứng chỉ huấn luyện an toàn

Huấn luyện an toàn lao động được hiểu như thế nào cho đúng?

Người lao động khi tham gia công việc hoặc khi làm việc thì luôn có hai yếu tố liên quan đó là an toàn và vệ sinh lao động. Trong đó:

An toàn lao động trong sản xuất là giải pháp phòng ngừa và chống lại các  tác động từ những yếu tố gây ảnh hưởng nguy hiểm nhằm đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người lao động. 

Việc chuẩn bị không chu đáo cho công tác an toàn lao động là nguyên nhân trực tiếp gây ra các tai nạn lao động.

Ý nghĩa của công tác đào tạo huấn luyện cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn

Việc huấn luyện cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn giúp cho người lao động có thể chủ động nhận biết được các mối nguy hiểm tiềm ẩm trong quá trình làm việc để có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh sự cố tai nạn nghề nghiệp hiệu quả nhất.

Việc trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể chủ động phòng ngừa những tai nạn lao động đồng thời hiểu rõ được các tình huống nguy hiểm tiềm tàng tại nơi làm việc có thể dẫn đến việc tai nạn lao động tại bất cứ lúc nào để giúp có sự chuẩn bị từ trước thông qua việc dự báo rủi ro để từ đó có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn các tai nạn trong quá trình sản xuất và vận hành các thiết bị. Ngoài ra việc huấn luyện và thi sẽ giúp học viên có chứng chỉ an toàn theo đúng quy định của pháp luật tại nghị định 44.

Huấn luyện vệ sinh an toàn lao động cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn không những giúp cho người lao động làm việc tốt, làm đúng những yêu cầu theo quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động của các cơ quan quản lý nhà nước mà còn là hoạt động giúp mang lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các  doanh nghiệp.

Xem thêm:  Đào Tạo Cấp Chứng Chỉ An Toàn Lao Động Nhóm 1,2,3,4,5,6

Việc sản xuất an toàn sẽ giúp cho quy trình sản xuất của doanh nghiệp hoạt động liên tục và ngày một chuyên nghiệp hơn. Mọi lãng phí sẽ được loại bỏ từ đó giảm thiểu chi phí cho các sự cố về con người lẫn máy móc và cuối cùng giúp tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm đầu cuối.

Đối tượng nào cần được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn?

Theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động hiện nay thì có 06 nhóm đối tượng là người cần phải được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản, cụ thể bao gồm các nhóm đối tượng sau đây:

Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động : Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Giám Đốc, P. GĐ Chi Nhánh, Quản Đốc Phân Xưởng, Trưởng Phòng ban, phó phòng được giao nhiệm vụ về ATLĐ (Thời gian huấn luyện: 16h).

Người làm công tác quản lý tại sao cần phải học an toàn?

Nếu bạn là người làm công tác quản lý nghĩa là bạn đang là người đại diện cho người sử dụng lao động vì thế việc hiểu rõ hơn về công tác an toàn sẽ giúp bạn hỗ trợ tốt hơncho người làm công tác an toàn vệ sinh lao động.

Ngoài ra, việc tham gia khóa huấn luyện an toàn lao động theo nghị định 44 là đáp ứng đúng yêu cầu của pháp luật. Việc này thể hiện được bạn không chỉ là người có trách nhiệm với người lao động mà còn với cả cộng đồng.

Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động : chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn vệ sinh lao động, hoặc là người trực tiếp giám sát về ATLĐ : Trưởng Ban an toàn lao động, cán bộ an toàn, cán bộ kỹ thuật… (Thời gian huấn luyện: 48h).

Nội dung huấn luyện an toàn lao động nhóm 2 bao gồm:

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. …

Thời gian và tần suất huấn luyện an toàn lao động nhóm 3:

  • Huấn luyện lần đầu: 24 giờ
  • Huấn luyện định kỳ: 12 giờ
  • Huấn luyện định kỳ: 2 năm 1 lần

Nội dung huấn luyện

Gồm 3 giai đoạn:

  • Lý thuyết
  • Thực hành ( tại các xưởng sản xuất , hay công trường xây dung )
  • Kiểm tra cuối khóa học

Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động: kế toán, lễ tân, nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh không trong 17 danh mục yêu cầu an toàn lao động, lao công vệ sinh… (Thời gian huấn luyện: 16h)

Xem thêm:  Quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực thẩm tra thiết kế

Vậy tại sao những đối tượng nhân viên không làm trực tiếp tới các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động vẫn cần phải huấn luyện an toàn lao động để có chứng chỉ huấn luyện an toàn – mà việc huấn luyện này còn được lặp lại 1 năm một lần :

– Đầu tiên : Ngoài việc hạn chế rủi ro tai nạn nghề nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công tác huấn luyện an toàn lao động nhằm mục đích giúp người lao động hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của chính mình và của người sử dụng lao động, các chính sách chế độ về an toàn lao động trong doanh nghiệp của mình.

– Thứ 2 : Tuy không trực tiếp làm việc có nguy hại như các đối tượng huấn luyện nhóm 3 Thì với cán bộ công nhân viên thuộc nhóm 4 cần được hướng dẫn Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân cũng như nhận diện được các yếu tố nguy hiểm, có hại, nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn tại nơi làm việc

– Thứ 3 : Chương trình đào tạo an toàn lao động giúp cho các học viên thuộc nhóm 4 có kỹ năng xử lý các sự cố phát sinh trong công việc, hoặc thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp

– Thứ 4 : Bồi dưỡng kiến thức về văn hóa an toàn lao động trong công việc, phương pháp cải thiện điều kiện lao động, kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản

Nhóm 5: Người làm công tác y tế

Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại điều luật 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động

Như vậy, chứng chỉ huấn luyện an toàn – Theo bộ lao động thương binh xã hội – yêu cầu tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Việt Nam đều phải có chứng chỉ an toàn lao động kể cả doanh nghiệp nước ngoài lẫn doanh nghiệp trong nước.

Dù doanh nghiệp hoạt động ở bất cứ lĩnh vực, chuyên ngành gì đều có thể xảy ra những tai nạn nghề nghiệp. Vì thế việc đảm bảo an toàn cho người lao động là điều cần thiết. Theo bộ lao động thương binh xã hội – yêu cầu tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Việt Nam đều phải có chứng chỉ an toàn lao động kể cả doanh nghiệp nước ngoài lẫn doanh nghiệp trong nước.

Hy vọng, với những chia sẻ trên chúng ta đã có cái nhìn đầy đủ hơn về chứng chỉ huấn luyện an toàn và các đối tượng cần phải được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí theo Hotline: 0904.889.859 – 0909 099 583.