Dịch Vụ Đánh Giá Tác Động Môi Trường Lập Báo Cáo ĐTM

Theo quy định của pháp luật, các dự án trước khi xây dựng phải được sự phê nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) do chủ đầu tư hoặc tổ chức mà chủ đầu tư thuê tiến hàn theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường.

Tại sao cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)?

Đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều công việc khác nhau. Nhằm xem xem một dự án từ khi xây dựng đến hoạt động có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường. Từ đó đề ra những biện pháp xử lý, đề phòng rủi ro, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường, kinh tế xã hội tại đó.

Một dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền mới được xây dựng. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm nhiều thông tin, số liệu thu thập từ việc quan trắc môi trường tại vị trí dự án xây dựng.

Từ báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan có thẩm quyền sẽ có sự nhìn nhận cụ thể về dự án. Từ đó, đưa ra những đánh giá, và quyết định có nên cho phép xây dựng hay không.

 

Quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

DV Đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy sản xuất đồ gỗ

Dịch vụ đánh giá tác động môi trường ĐTM

Đối tượng cần lập kế hoạch báo cáo tác động môi trường

Không phải dự án bào cũng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Các đối tượng cần lập báo cáo này được pháp luật quy định rất rõ ràng, chi tiết tại Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP và theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường. Bao gồm các nhóm đối tượng như sau:

  • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Quốc Hội.
  • Dự án liên quan đến chuyển đổi đất rừng, đất trồng lúa.
  • Nhóm dự án sử dụng đất liên quan đến các khu được xếp hạng cấp quốc gia.
  • Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Nhóm các dự án về giao thông.
  • Nhóm các dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt.
  • Nhóm các dự án về dầu khí.
  • Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim.
  • Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ.
  • Nhóm dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc.
  • Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo.
  • Nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
  • Nhóm các dự án về xây dựng.
  • Nhóm các dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ.
  • Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi.
  • Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải.
  • Nhóm các dự án sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • Nhóm các dự án chế biến nông sản.
  • Nhóm các dự án sản xuất giấy và văn phòng phẩm.
  • Nhóm các dự án khác
Xem thêm:  Tìm hiểu về việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là gì?

Quy trình báo cáo đánh giá

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Trước hết, chủ dự án phải đến nơi thực hiện dự án để xem xét, đánh giá những tác động (tiêu cực lẫn tích cực) của dự án đến môi trường, kinh tế xã hội tại khu vực đó.

Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân xã cà cộng đồng dân cư tại đó là không thể thiếu. Bởi họ là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ dự án. Họ sống tại đó sẽ ít nhiều nắm được những vấn đề liên quan. Do đó, khi lấy ý kiến của họ sẽ được khách quan và chính xác.

Việc này sẽ được tổ chức dưới dạng một cuộc họp cộng đồng. Ủy ban nhân dân xã sẽ mời đại diện những bên có liên đến để tổ chức lấy ý kiến. Trong đó, chủ dự án và Ủy ban nhân dân xã đóng vai trò là chủ trì của cuộc họp đó.

Trong vòng 15 ngày, Ủy ban nhân dân xã sẽ trả lời có chấp thuận dự án hay không bằng văn bản. Nếu không có văn bản phản hồi đồng nghĩa với dự án đã được chấp thuận.

Khi đó, chủ dự án sẽ tiến hành lấy mẫu đất, nước, không khí để phân tích, lấy số liệu làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Từ đó, phân tích những tác động từ dự án đến môi trường xung quanh.

Xác định những chất thải ô nhiễm từ dự án trong quá trình xây dựng và hoạt động. Từ đó, đề ra những giải pháp, chiến lược nhằm hạn chế, đề phòng những rủi ro ảnh hưởng đến môi trường và các yếu tố xung quanh.

Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Sau khi đã hoàn thành được báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án sẽ gửi đơn đề nghị trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định để giải quyết.

Lúc này, cơ quan thẩm định sẽ tiến hành lập ra hội đồng thẩm định để thẩm định báo cáo. Có những trường hợp không cần phải lập hội đồng thẩm định, mà chỉ cần lấy ý kiến từ các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan.

Hội đồng thẩm định theo quy định có tối thiểu 7 thành viên, do Thủ tướng hoặc người đứng đầu các cơ quan thẩm định tiến hành. Trong đó có ít nhất 30% thành viên là người đã có kinh nghiệm trong việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM) với thời gian tối thiểu là 7 năm.

Mỗi thành viên sẽ được cấp một bản báo cáo đánh giá tác động môi trường từ chủ dự án. Sau đó, các thành viên sẽ nêu ra những ý kiến nhận xét, đánh giá sự phù hợp về các nội dung nêu lên trong báo cáo bằng văn bản. Đây sẽ là cơ sở để cơ quan thẩm quyền đánh giá, phê duyệt dự án.

Xem thêm:  Quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

Trường hợp có những ý kiến, đề xuất thay đổi từ Hội đồng thẩm định, chủ dự án phải tiến hành sửa đổi, bổ sung đến khi đạt. Và trình lên cơ quan thẩm định để được thẩm định, phê duyệt.

Cơ quan thẩm định

Cơ quan thẩm định sẽ khác nhau tùy theo dự án cần thẩm định. Bao gồm các cơ quan sau:

  • Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định những dự án liên quan đến các tổ chức cấp cao Nhà nước theo quy định.
  • Bộ và cơ quan ngang Bộ thẩm quyền các dự án thuộc thẩm quyền theo quy định. Nếu không đủ trình độ chuyên môn để thẩm định, Bộ có thể trình lên Bộ Tài nguyên và Môi trường để xin ý kiến.
  • Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an thẩm định những dự án thuộc bí mật quốc gia, và những dự án khác theo quy định.
  • Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định những dự án được xây dựng trên địa bàn.

Những điều cần lưu ý khi lập báo cáo

Chủ dự án là người có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án đó. Và là người chịu trách nhiệm về độ xác thực của các thông tin, số liệu nêu trong báo cáo trước pháp luật.

Chủ dự án có thể thuê một đơn vị, tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để làm báo cáo cho mình. Khi đó, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về các nội dung ghi trong báo cáo, trước chủ dự án và trước pháp luật.

Các nội dung, số liệu, thông tin trong báo cáo phải chính xác, khách quan và trung thực. Đặc biệt là những ý kiến đóng góp từ việc tham vấn Ủy ban nhân dân xã, các tổ chức, cơ quan và cộng động dân cư tại nơi thực hiện dự án. Nếu có sai phạm, người làm báo cáo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Viện Đào Tạo Và Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng là tổ chức uy tín nhất cả nước để bạn chọn làm nơi tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Chúng tôi đảm bảo sẽ hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho bạn chính xác và nhanh nhất. Giúp dự án của bạn nhanh chóng được phê duyệt và tiến hành xây dựng. Liên hệ với chúng tôi qua 0904 889 859 – 908 060 060 để được báo giá.

 

♦ Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng.

♦ VPGD: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark – Số 1 Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội.

♦ Website: https://vienxaydung.edu.vn/

♦ Hotline: 0904.889.8590908.060.060

♦ Email: vienxaydung.edu.vn@gmail.com