Các lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực hành nghề xây dựng

Chứng chỉ hành nghề chỉ là một trong những công cụ hữu để quản lý và giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cũng vậy, nó là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân đáp ứng về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề. Vậy chứng chỉ hành nghề xây dựng được quy định ở đâu? Trình tự, thủ tục cấp loại “giấy phép con” này như thế nào? Viện Xây Dựng xin chia sẻ với Quý bạn đọc về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦        Cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình

♦        Trình tự, thủ tục xin cấp chứng chỉ năng lực doanh nghiệp

chứng chỉ năng lực hành nghề xây dựng
chứng chỉ năng lực hành nghề xây dựng

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quy định ở đâu?

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

Thông tư 08/2018/TT/BXD của Bộ Xây Dựng hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ năng lực xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

Đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề

Tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2018/TT-BXD có quy định các cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài khi có nhu cầu cấp chứng chỉ và có đủ điều kiện năng lực tương ứng với lĩnh vực xin đăng ký hành nghề sẽ được Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.

Tại Khoản 2 Điều 149 Luật xây dựng 2014 có quy định cụ thể khi cá nhân đáp ứng các điều kiện sau sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng:

  1. a) Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
  2. b) Có thời gian và cả những kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
  3. c) Đã qua kỳ sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

Lĩnh vực cần cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Cá nhân theo quy định tại Luật Xây dựng năm 2014 phải có chứng chỉ hành nghề khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực dưới đây bao gồm:

Xem thêm:  Phòng Cháy Chữa Cháy Là Gì? Khái niệm và phương án PCCC

“1) Khảo sát xây dựng gồm khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình; 

2) Thiết kế quy hoạch xây dựng.

3) Thiết kế xây dựng công trình gồm:

  • Thiết kế kiến trúc công trình;
  • Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp;
  • Thiết kế xây dựng công trình giao thông;
  • Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật;
  • Thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Thiết kế điện – cơ điện công trình;
  • Thiết kế cấp – thoát nước công trình;

4) Giám sát thi công xây dựng gồm:

  • Giám sát công tác xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật
  • Giám sát công tác xây dựng công trình giao thông
  • Giám sát công tác xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
  • Giám sát lắp đặt thiết bị vào công trình

5) Định giá xây dựng.

6) Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

  • Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Có ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với chứng chỉ

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

  • Đơn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu
  • Tệp tin chứa ảnh chụp từ bản chính đăng ký kinh doanh
  • Tệp tin chứa ảnh chụp từ bản chính các văn bằng chứng chỉ, văn bằng, hợp đồng an toàn lao động của các nhân viên trong công ty có liên quan đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề năng lực, Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành
  • Tệp tin chứa ảnh chụp từ bản chính bản kê khai năng lực tài chính trong thời hạn 3 năm tính đến thời điểm cấp chứng chỉ năng lực, máy móc thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến cấp chứng chỉ của tổ chức.

Cấp lại hoặc bổ sung nội dung chứng chỉ hành nghề

Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

  • Hồ sơ: 01 bộ hồ sơ theo quy định
  • Trong thời gian 10 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực về yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc tổ chức phúc tra để xác minh hồ sơ nếu cần thiết.
  • Thời gian đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực không quá 15 ngày đối với chứng chỉ năng lực hạng I; 10 ngày đối với Chứng chỉ năng lực hạng II và III kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng:

Tại Khoản 3 Điều 149 Luật xây dựng 2014 có quy định về thẩm quyền chứng chỉ hành nghề xây dựng:

  • Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 do Cục hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng cấp.
  • Chứng chỉ hành nghề năng lực hạng II, III do Sở Xây Dựng cấp
Xem thêm:  Làm chứng chỉ an toàn có mất nhiều thời gian, có tốn kém không?

Thủ tục thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I, II, III

  1. Chứng chỉ hành nghề hạng I

– Hạng I do Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp và được phép hoạt động trong công trình cấp I và các cấp công trình khác

– Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp,

– Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;

  1. Chứng chỉ hành nghề hạng II, III

– Hạng II & Hạng III: Do Sở Xây dựng cấp và được phép hoạt động trong công trình cấp 2/ cấp 3 trở xuống.

– Có trình độ thuộc chuyên ngành phù hợp,

– Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 4 (năm) năm trở lên đối với hạng II và 2 (năm) đối với hạng III

  1. Hồ sơ gồm:

Hồ sơ chính bao gồm:

+ Bằng cấp chuyên môn; 

+ Chứng minh nhân dân;

+ Hình 4×6.

Dịch vụ cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng tại Viện Xây dựng?

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  • Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 –

Trên đây là những thông tin mà Viện Xây dựng thu thập được từ những quy định mới nhất của pháp luật về vấn đề này. Mong rằng đây sẽ là một bài viết hữu ích, có thể cung cấp được nguồn dữ liệu tối đa đến với bạn đọc, giúp bạn đọc có thể phần nào hiểu rõ hơn về chứng chỉ hành nghề xây dựng, cũng như điều kiện cấp, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục để cấp chứng chỉ này.