Các lĩnh vực cần xin cấp chứng chỉ năng lực cá nhân?

Chứng chỉ năng lực hành nghề xây dựng đối với cá nhân vô cùng quan trọng. Nó thể hiện phần nào năng lực và trình độ chuyên môn trong xây dựng của cá nhân đó. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về các lĩnh vực và điều kiện để được cấp chứng chỉ. Hãy cùng Viện Xây dựng tìm hiểu về chứng chỉ năng lực cá nhân thông qua bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦        Điều kiện xét – cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2

♦       Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân

chứng chỉ năng lực cá nhân
Chứng chỉ năng lực cá nhân

Các lĩnh vực cần xin cấp chứng chỉ năng lực cá nhân?

Khi bạn muốn tham gia hành nghề trong các lĩnh vực dưới đây bạn sẽ phải tiến hành các thủ tục để xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân cụ thể:

* Đối với lĩnh vực hành nghề khảo sát xây dựng:

– Khảo sát địa hình;

– Khảo sát địa chất và khảo sát thủy văn của công trình;

* Đối với lĩnh vực hành nghề Thiết kế và lập quy hoạch xây dựng:

– Thiết kế kiến trúc công trình:

– Thiết kế kết cấu công trình;

– Thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình: điện – cơ điện, cấp – thoát nước, thông gió – cấp thoát nhiệt…

* Đối với lĩnh vực Giám sát thi công xây dựng:

–  Giám sát công tác xây dựng;

–  Giám sát và tiến hành lắp đặt thiết bị công trình;

–  Giám sát và tiến hành lắp đặt thiết bị công nghệ.

* Đối với lĩnh vực Kiểm định xây dựng

Phạm vi và đối tượng được áp dụng?

 Sở Xây dựng là một trong các cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng II và hạng III đối với:

  1. 1Cá nhân tham gia các hoạt động hành nghề xây dựng trong tổ chức.
  2. Cá nhân hoạt động xây dựng độc lập.

Còn Bộ xây dựng xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng I.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gồm những gì?

Điều kiện chung 

 Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng khi đáp ứng điều kiện sau: 

Xem thêm:  Hồ sơ năng lực công ty xây dựng là gì?

– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

– Có giấy phép cư trú theo quy định pháp luật tại Việt Nam.

– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, có kinh nghiệm tham gia hoạt động xây dựng phù hợp với nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề.

+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia ngành nghề phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;

+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn từng lĩnh vực xây dựng phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

– Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?

– Hạng II: Đã làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 2 (hai) dự án nhóm B hoặc 5 (năm) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp II hoặc 3 (ba) công trình cấp III cùng loại;

– Hạng III: Đã tham gia khảo sát xây dựng chuyên ngành ít nhất 3 (ba) dự án nhóm C hoặc ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng?

– Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế hoặc chủ trì thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, 2 (hai) đồ án quy hoạch vùng liên huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù;

– Hạng III: Đã tham gia thiết kế hoặc thẩm định thiết kế bộ môn chuyên ngành của ít nhất 1 (một) đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc 3 (ba) đồ án quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù hoặc 5 (năm) đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề Thiết kế xây dựng?

Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình ?

  • Thiết kế kiến trúc công trình;
  • Thiết kế nội – ngoại thất công trình; thiết kế cảnh quan;
  • Thiết kế kết cấu công trình;
  • Thiết kế điện – cơ điện công trình;
  • đ) Thiết kế cấp – thoát nước;
  • Thiết kế thông gió – cấp thoát nhiệt;
  • Thiết kế mạng thông tin – liên lạc trong công trình xây dựng;
  • Thiết kế phòng cháy – chữa cháy.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình?

+ Hạng II: Đã làm chủ trì thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 5 (năm) công trình cấp III và đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II trở lên cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề;

Xem thêm:  Tại sao phải tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất?

+ Hạng III: Đã tham gia thiết kế, thẩm định, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 3 (ba) công trình cấp III hoặc 5 (năm) công trình cấp IV cùng loại với công trình ghi trong chứng chỉ hành nghề,

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng?

Các lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng?

  1. a) Giám sát công tác xây dựng;
  2. b) Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình”;
  3. c) Giám sát “lắp đặt thiết bị công nghệ”.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng?

+ Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;

+ Hạng III: Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc tham gia thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng?

+ Hạng II: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng II; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ;

+ Hạng III: Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III; chứng chỉ thiết kế xây dựng hạng III; đã làm chủ trì kiểm định, chủ trì thiết kế hoặc đã trực tiếp giám sát thi công xây dựng ít nhất 2 (hai) công trình cấp III hoặc 3 (ba) công trình cấp IV cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ.

Điều kiện cấp lại chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

Cá nhân không vi phạm các quy định trong hoạt động đầu tư xây dựng và pháp luật có liên quan có thể xin cấp lại chứng chỉ năng lực xây dựng cá nhân khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 Chứng chỉ cũ hết hạn sử dụng.

 Điêu chỉnh, bổ sung nội dung hành nghề.

Chứng chỉ cũ bị rách, nát.

Chứng chỉ bị thất lạc.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về chứng chỉ năng lực cá nhân. Mong những thông tin này hữu ích đối với bạn