Bạn có đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng?

Khi tham gia vào các hoạt động xây dựng, các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng đều phải có chứng chỉ năng lực xây dựng thì mới đảm bảo đủ điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước. Vậy chứng chỉ năng lực xây dựng được quy định thế nào? điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng này? mẫu chứng chỉ năng lực xây dựng như thế nào? Cùng giải đáp tất cả thắc mắc trên qua bài viết dưới đây của Viện Xây dựng.

>>> Xem thêm:

♦         Mẫu đơn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

♦        Một số kiến thức cần biết về chứng chỉ năng lực đấu thầu

điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

Chứng chỉ năng lực xây dựng được hiểu thế nào cho đúng?

Mẫu chứng chỉ năng lực xây dựng là hình thức thể hiện của một hoạt động nào đó để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý. Đồng thời nó là cơ sở, nền tảng để các hoạt động về sau được tiến hành tương tự, vừa giúp tiết kiệm thời gian, tạo nên sự đồng bộ và thống nhất trong cả nước. 

Chứng chỉ năng lực xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực của Bộ Xây Dựng hoặc Sở Xây dựng cho các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động cá nhân một cách tổng quát nhất.

Các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng đều phải có chứng chỉ năng lực xây dựng thì mới đảm bảo điều kiện hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước. 

Hoạt động xây dựng sẽ phải có các nội dung có ghi trên chứng chỉ năng lực xây dựng theo Điều 59-67 Nghị Định 59/2015/NĐ-Cp và Thông tư 17/2016/TT-BXD.

Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định rõ tại điều 57, không có chứng chỉ năng lực xây dựng thì tổ chức, cá nhân hay đơn vị tham gia xây dựng không được nghiệm thu, quyết toán hay đấu thầu công trinh. 

Như vậy chứng chỉ năng lực xây dựng là loại giấy tờ hết sức cần thiết đối với các cá nhân, tổ chức, đơn vị đang muốn hoạt động trong lĩnh vực này.

Giấy chứng nhận năng lực xây dựng được căn cứ vào văn bản pháp lý nào?

  • Luật Xây Dựng số 50/2014/QH13.
  • Nghị Định 59/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Thông tư 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng về việc về nắng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.
  • Nghị định 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Xem thêm:  Báo Cáo: Tổ Chức Đào Tạo Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Đấu Thầu Qua Mạng Tại Tỉnh Vĩnh Phúc

Chứng chỉ năng lực xây dựng – bắt buộc hay không?

Theo Điều 57 của Nghị định 42/2017/NĐ-CP, không có chứng chỉ năng lực xây dựng thì không tổ chức, cá nhân hay đơn vị nào được nghiệm thu, quyết toán hay đấu thầu công trinh.

Như vậy chứng chỉ năng lực xây dựng là điều bắt buộc với các cá nhân, tổ chức, đơn vị đang muốn hoạt động trong lĩnh vực này.

Những lĩnh vực yêu cầu cần phải có chứng chỉ năng lực xây dựng

Lĩnh vực yêu cầu cần phải có chứng chỉ năng lực xây dựng, bao gồm các lĩnh vực sau đây:

  •  Khảo sát xây dựng.
  •  Lập quy hoạch xây dựng.
  •  Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.
  •  Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.
  • Tư vấn quản lý dự án.
  •  Thi công xây dựng công trình.
  • Giám sát thi công xây dựng.
  • Kiểm định xây dựng.
  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng được quy định như sau:

  • Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  •  Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
  • Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng.

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức.
  • Bản quy trình quản lý thực hiện công việc; hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
  • Bản danh sách các cá nhân chủ chốt, nhân viên, công nhân kỹ thuật (nếu có) có liên quan, kèm theo văn bằng, chứng chỉ, của các cá nhân, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt.
  •  Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng của tổ chức theo mẫu kèm theo hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu hoàn thành đã thực hiện (mỗi lĩnh vực và loại không quá 03 hợp đồng, 03 biên bản nghiệm thu hoàn thành của công việc tiêu biểu đã thực hiện) để chứng minh.
  •  Bản kê khai kinh nghiệm năng lực tài chính trong thời gian 03 năm tính đến thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ năng lực, máy móc, thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
Xem thêm:  Nội dung đào tạo huấn luyện cấp chứng chỉ lái xe an toàn

Mẫu chứng chỉ năng lực xây dựng.

Mẫu chứng chỉ năng lực xây dựng là mẫu chứng chỉ mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, doanh nghiệp xây dựng công nhận về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức đó. 

Phụ lục số 06
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

MẪU CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

TÊN CƠ QUAN
CẤP CHỨNG CHỈ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

CHỨNG CHỈ
NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Số: …………………….
(ban hành kèm theo Quyết định số: … ngày ….)

Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Quyết định thành lập số: …………………………..

Ngày cấp: ……………………………………… Nơi cấp: …………………………………………….

Tên người đại diện theo pháp luật: ………………………. Chức vụ: …………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………………………. Số fax: ………………………………………..

Email: ………………………………………… Website: ……………………………………………..

Phạm vi hoạt động xây dựng:

  1. Tên lĩnh vực hoạt động (ghi rõ loại dự án/loại công trình): ………………………………..

Hạng: ……………………………………………………………………………………………………..

  1. Tên lĩnh vực hoạt động (ghi rõ loại dự án/loại công trình): ………………………………..

Hạng: ……………………………………………………………………………………………………..

3 ……………………………………………………………………………………………………………

4.Chứng chỉ này có giá trị đến hết ngày ……./……/……..

……, ngày ….. tháng …. năm 20….
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA CƠ QUAN CẤP CHỨNG CHỈ
(Ký, họ và tên, đóng dấu)

Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng tại Viện Xây dựng.

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  •       Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  •       Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  •       Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  •       Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  •       Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Để thủ tục cấp chứng chỉ được nhanh chóng thì bạn phải lưu ý sử dụng đúng chứng chỉ năng lực xây dưng. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – .