Những công nhân hàn xì, cắt sơm mạ thường phải đối mặt với rất nhiều rủi ro nghề nghiệp như; bị nhiễm độc khói, gas, bị giật điện, những nguy cơ bị bỏng, bị cháy nổ do phải tiếp xúc với kim loại nóng; tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím và rất nhiều rủi ro khác. Do đó, việc nắm bắt vấn đề an toàn lao động trong nghề; hàn xì, cắt sơm mạ là việc cực kỳ quan trọng. Những khóa học chứng chỉ an toàn hàn xì, cắt sơn mạ nhóm 3 theo Nghị định 44/2016 NĐ-CP về an toàn lao động; do Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng (VĐT&BDCBXD) tổ chức; sẽ là nơi cung cấp cho học viên những kỹ năng, kiến thức cần thiết để giữ an toàn khi hàn xì, cắt, sơn mạ kim loại.
♦ Thẻ huấn luyện an toàn vận hành máy xúc, lu, đào, trộn bê tông, xây dựng
♦ Chứng chỉ huấn luyện an toàn nồi hơi lò hơi và bình chịu áp lực
♦ Huấn luyện an toàn trong vận hành thiết bị nâng hạ
Đối tượng nào được thực hiện hàn xì cắt kim loại, sơn mạ?
Chỉ có những đối tượng có đầy đủ điều kiện dưới đây thì mới được thực hiện hàn xì cắt sơn mạ:
– Những người đang trong độ tuổi lao động theo quy định của nhà nước
– Những người đã qua khám tuyển sức khỏe được thực hiện bởi cơ quan y tế.
– Những người đã được đào tạo nghề hàn xì cắt sơn mạ, có chứng chỉ kèm theo, đã được cấp thẻ an toàn, đã trải qua huấn luyện về BHLĐ và đã được cấp trên giao nhiệm vụ.
– Sử dụng đủ và đúng các phương tiện bảo hộ lao động theo quy định như; quần áo bảo hộ, găng tay chịu nhiệt với độ dẫn điện thấp, ghệt vải bạt, giầy da lộn cao cổ có đế cách điện; mặt nạ hàn có kính hàn không bị nút và có đúng mã hiệu. Trong một vài tình huống cần thiết thì cần sử dung đai an toàn, khẩu trang, mũ cứng.
Các nhân tố nguy hiểm trong hàn xì cắt kim loại & sơn mạ
Những nhân tố nguy hiểm trong việc hàn xì cắt sơn mạ bao gồm:
– Tia hồ quang có thể làm bỏng giác mạc.
– Vật hàn nóng có thể làm bỏng.
– Nguy cơ cháy cao.
– Sản sinh ra khói bụi, khí độc.
– Nguy cơ bị điện giật.
Các biện pháp an toàn cơ bản khi hàn xì cắt sơn mạ
– Luôn mặc đồ bảo hộ, mang găng tay phù hợp. Quần áo bảo hộ lao động phải là loại túi có nắp; cao cổ để tránh hàn xì cắt sơn mạ bắn vào người. Giữ quần áo sạch sẽ, không dây chất cháy hoặc dầu mỡ.
– Loại bỏ những chất dễ cháy ra khỏi khu vực làm việc (tối thiểu phải cách 10m). Nếu có thể thì di chuyển công việc ra khỏi nơi không có chất cháy. Trong trường hợp bắt buộc thì cần phải có phương án phòng cháy chữa cháy cụ thể. Che phủ tất cả những vật liệu dễ cháy bằng những tấm phủ chịu lửa, chịu nhiệt. Cử người canh chừng và cần phải trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng cháy chữa cháy. Người canh chừng cần phải có mặt trong suốt quá trình làm việc và nửa tiếng sau khi kết thúc công việc.
– Sau khi kết thúc công việc cần phải kiểm tra kỹ lưỡng cẩn thận toàn bộ những mối nguy có thể gây cháy.
– Máy hàn xì cắt và những thiết bị cần phải được thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng.
– Khói hàn rất dễ gây ra ngộ độc, chính vì thế việc thông đó cần phải thực hiện thật tốt. Trong mỗi điều kiện làm việc thì người quản lý cần phải thiết lập được phiếu an toàn; có ghi rõ điều kiện thông gió. Các thiết bị bảo hộ lao động như mặt nạ hàn, thiết bị thở, găng tay, quần áo, giày, kính,….
Những nguyên tắc an toàn trong hàn xì cắt sơn mạ
- Công nhân hàn xì cắt sơn mạ và thợ phụ cần phải; đeo kính hay đeo mặt nạ bảo vệ mặt và mắt khỏi các tia hồng ngoại; tia cực tím sinh ra từ hồ quang hàn.
- Cần phải đeo kính ngay cả khi vận chuyển xỉ hàn nhằm; bảo vệ mặt và mắt khỏi các vảy hàn, xỉ hàn bay trong không khí.
- Công nhân cần phải đeo găng tay đủ dài để tay không bị ảnh hưởng bởi; tia lửa điện, sức nóng, kim loại nóng chảy và bức xạ.
- Da chính là loại vật liệu cách ly tốt nhất để làm găng tay.
- Công nhân cần phải đi giày cao cổ để có thể chống lại những; tia lửa rơi vào trong giày dép trong quá trình làm việc.
- Khu vực làm việc cần phải được ngăn lại bằng các loại vật liệu mờ. Trong và chắc chắn để người bên ngoài không thể nhìn thấy ngọn lửa hồ quang.
- Nên đặt vật hàn trên nền đất chắc chắn. Các thiết bị cũng cần phải được cách điện, nối đất một cách cẩn thận.
- Cần phải hết sức thận trọng khi bắt đầu hàn. Để tránh những tia lửa phát ra bởi chúng có thể làm cháy các vật ở cách xa khoảng 20m.
- Tuyệt đối không được trực tiếp cấp điện cho hồ quang hàn từ mạng điện lực; mạng điện tiếp xúc, mạng điện chiếu sáng.
- Máy biến thế hàn, máy phát điện và các thiết bị và dụng cụ phụ tùng để hàn; các chi tiết ở ngoài trời cần phải đặt dưới mái che hoặc trong phòng nhỏ. Tuyệt đối không được hàn xì dưới trời mưa.
- Các dây dẫn điện trong máy biến thế hàn di động cần phải bọc cách điện
- Kìm điện phải có tay cầm được làm từ các loại vật liệu; cách nhiệt, cách điện, cho phép thay thế điện cực nhanh mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với các phần mang điện.
- Khi hàn xì trong những vị trí ẩm ướt thì thợ hàn cần phải ở trên sàn đã được phủ tấm cách điện hoặc sàn phải khô ráo.
- Nghiêm cấm bảo quản và sử dụng các chất dễ bắt lửa như xăng dầu, spirit trắng, axêton,… ở gần vị trí hàn.
- Khi không hàn nữa thì phải ngắt bộ đổi điện hàn hoặc biến thế ra khỏi lưới điện.
Học chứng chỉ an toàn hàn xì cắt sơn mạ nhóm 3
VĐT&BDCBXD là địa chỉ cung cấp khóa học chứng chỉ an toàn hàn xì cắt sơn mạ nhóm 3 cho những cá nhân có yêu cầu. Sau khi hoàn thành khóa học; học viên sẽ được cấp chứng chỉ an toàn theo đúng quy định của Nghị định 44/2016 NĐ-CP do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ban hành.
Những lý do mà bạn nên chọn học chứng chỉ an toàn của VĐT&BDCBXD cung cấp đó là:
- Chương trình học chứng chỉ luôn đảm bảo bổ ích và phù hợp;
- Giảng viên đều là người có kinh nghiệm chuyên môn và làm việc thực tế sâu rộng;
- Học viên sau khi hoàn thành khóa học sẽ được cấp chứng chỉ an toàn hàn xì cắt sơn mạ nhóm 3;
- Sau khi kết thúc khóa học, học viên vẫn sẽ được các giảng viên của VĐT&BDCBXD hỗ trợ khi cần thiết;…
Nội dung huấn luyện an toàn hàn cắt kim loại, sơn mạ
Theo quy định tại Nghị định 44/2016 NĐ-CP, những công nhân hàn xì cắt sơn mạ là đối tượng thuộc Nhóm 3, đây là nhóm đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về vấn đề an toàn vệ sinh lao động. Chính vì thế nội dung khóa học chứng chỉ an toàn hàn xì cắt sơn mạ nhóm 3 sẽ bao gồm những phần sau đây:
Giới thiệu
Giới thiệu tổng quan về luật, nghị định, thông tư và các chính sách về việc an toàn vệ sinh lao động.
– Mục đích và ý nghĩa của công tác an toàn vệ sinh lao động.
– Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
– Những quy định của pháp luật hiện hành về chính sách, chế độ cho người lao động về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
– Các kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động.
– Những yêu cầu về lựa chọn, sử dụng, bảo quản máy móc, phương tiện bảo vệ an toàn lao động cho người lao động.
Tổng quan về kỹ thuật hàn xì cắt sơn mạ
– Khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ trong hàn xì cắt sơn mạ.
– Những yêu cầu cơ bản khi hàn xì cắt sơn mạ.
– Những đặc điểm đặc thù khi hàn xì cắt sơn mạ.
– Nhận diện những mối nguy hiểm, đánh giá những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
– Phân tích và đánh giá rủi ro.
Kỹ thuật an toàn khi hàn xì cắt sơn mạ
– Những yêu cầu về vấn đề an toàn vệ sinh lao động khi hàn xì cắt sơn mạ.
– Lý thuyết và thực hành kỹ thuật an toàn khi làm việc.
– Biện pháp phòng chống rủi ro, đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện tại nơi làm việc.
Ứng phó với tình huống khẩn cấp, kỹ thuật sơ cứu tại chỗ
Đăng ký tham gia đào tạo huấn luyện
Hy vọng với sự tư vấn trên đây của VĐT&BDCBXD chúng tôi, bạn đã có thể hiểu qua được những vấn đề có liên quan đến việc học chứng chỉ an toàn hàn xì cắt sơn mạ nhóm 3. Nếu có nhu cầu, hãy liên hệ với VĐT&BDCBXD chúng tôi qua thông tin sau
♦ Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng.
♦ Adress: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark – Số 1 Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội.
♦ Website: https://vienxaydung.edu.vn/
♦ Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa) –
♦ Email: vienxaydung.edu.vn@gmail.com