Chứng Chỉ Huấn Luyện An Toàn Nồi Hơi Lò Hơi và Bình Chịu Áp lực

 

Trong ngành sản xuất công nghiệp; quá trình vận hành Nồi hơi – Lò hơi cần yêu cầu sự cẩn thận; tỉ mỉ cực kỳ cao. Do đó người vận hành Nồi hơi – Lò hơi cần phải được đào tạo kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sản xuất. Hiểu được nhu cầu cấp thiết hiện nay. Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ xây Dựng ( VĐT&BDCBXD ); tổ chức các khóa học huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn Nồi hơi – Lò hơi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

 

Nồi hơi & Lò hơi là gì?

Nồi hơi – Lò hơi & bình chịu áp lực là gì? Đó là những thiết bị sử dụng các loại nhiên liệu như củi, than, trấu, giấy vụn… để đun sôi nước tạo thành hơi nước có nhiệt độ cao. Phục vụ cho nhu cầu sử dụng nhiệt trong một số lĩnh vực công nghiệp như; sấy gỗ, sấy quần áo, giặt là khô,.… Tùy vào mục đích sử dụng; mà người dùng có thể tạo ra nguồn hơi có nhiệt độ và áp suất khác nhau; phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình. Để có thể vận chuyển nguồn năng lượng mang áp suất và nhiệt độ cao này. Người ta sẽ sử dụng các ống có khả năng chịu áp suất và chịu nhiệt cao; chuyên dùng cho Nồi hơi – Lò hơi.

Không có một thiết bị nào thay thế Nồi hơi – Lò hơi để tạo ra nguồn năng lượng an toàn. Mà không hề gây ra cháy để vận hành những động cơ; những thiết bị ở nơi cần nhưng lại cấm nguồn điện và cấm lửa.

Đối với những nhà máy công nghiệp sử dụng nhiệt. Việc sử dụng Nồi hơi – Lò hơi & bình chịu áp lực công nghiệp như; nguồn cung cấp hơi và nguồn cung cấp nhiệt, dẫn nguồn hơi, nguồn nhiệt đến với hệ thống máy móc; cần sử dụng đến hơi và nhiệt để chúng hoạt động.

Nồi hơi – Lò hơi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp. Với mỗi ngành khác nhau lại có nhu cầu sử dụng nhiệt, hơi ở công suất và mức độ khác nhau. Đặc biệt những công ty có nhu cầu sử dụng Nồi hơi – Lò hơi cao & bình chịu áp lực. Ví dụ như; công ty giặt sấy khô, công ty may mặc,… hay những nhà máy sản xuất như bánh kẹp, thức ăn gia súc,… Thường sẽ dùng Nồi hơi – Lò hơi để sấy khô sản phẩm.

 

An toàn trong sử dụng nồi hơi lò hơi
An toàn trong sử dụng nồi hơi lò hơi

 

Mục đích huấn luyện an toàn trong sử dụng nồi hơi – lò hơi 

Theo quy định tại QCVN: 01- 2008/BLĐTBXH và quyết định số 64/2008/QĐ-BLĐTBXH. Thì mục đích, ý nghĩa khi tham gia huấn luyên an toàn nồi hơi – Lò hơi nhóm 3 đó là:

  • Quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; người lao động trong việc chấp hành đúng quy định của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động.
  • Chế độ và chính sách hiện hành của Nhà nước; về vấn đề an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động.
  • Điều kiện lao động, những yếu tố nguy hiểm, độc hại. Có thể gây bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động và các biện pháp phòng ngừa.
  • Hệ thống kiến thức cơ bản về kỹ thuật đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
  • Chức năng, công dụng, cách bảo quản, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến. Những biện pháp để người lao động tự cải thiện điều kiện lao động của mình tại nơi làm việc.
Xem thêm:  Tại sao phải tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất?

 

Các loại Nồi hơi – Lò hơi cần đúng quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

  • Nồi hơi – Lò hơi, lò hơi và bình chịu áp lực có áp suất làm việc lớn hơn 0,7bar. Không bao gồm áp suất thuỷ tĩnh;
  • Nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 độ C;
  • Xi téc, thùng sử dụng để chứa, chuyên chở chất lỏng; khí hoá lỏng hoặc chất rắn dạng bột không có áp suất. Nhưng khi tháo ra sử dụng chất khí có áp suất lớn hơn 0,7bar; và chai sử dụng để chứa và chuyên chở khí hóa lỏng; khí nén và khí hoà tan có áp suất làm việc lớn hơn 0,7bar.

Quy chuẩn QCVN: 01- 2008/BLĐTBXH không áp dụng đối với:

  • Nồi hơi – Lò hơi đặt trên tàu thuỷ; Nồi hơi – Lò hơi dùng năng lượng mặt trời, Nồi hơi – Lò hơi dùng hạt nhân;
  • Bình chịu áp lực, Nồi hơi – Lò hơi có dung tích nhỏ hơn 25 lít và tích số giữa áp suất và dung tích nhỏ hơn 200;
  • Các bộ phận của Nồi hơi – Lò hơi không phải là bình độc lập như máy hơi nước, xilanh và máy nén không khí, bình phân ly dầu và bình làm nguội, nước trung gian không thể tách rời thiết bị của máy nén, bầu không khí của thiết bị giảm chấn động, máy bơm,…;
  • Bình chứa nước có áp suất và nhiệt độ nước nhỏ hơn 115 độ C hoặc có chứa chất lỏng khác với nhiệt độ môi chất không quá điểm sôi tương ứng với áp suất 0,7bar;
  • Các bình không phải là kim loại;
  • Các bình có kết cấu bằng ống, đường kính của ống lớn nhất nhỏ hơn 150mm;
  • Các bình dùng để chứa không khí nén của thiết bị hãm bộ phận chuyển động trong vận chuyển ô tô, đường sắt và những phương tiện vận chuyển khác;
  • Các bình đi kèm hoặc hợp thành theo vũ khí, khí tài phương tiện vận tải,… sử dụng trong những đơn vị thuộc lực lượng vũ trang NDVN.

 

Quy định về người quản lý, vận hành Nồi hơi – Lò hơi & bình chịu áp lực

Người vận hành Nồi hơi – Lò hơi cần phải được học chứng chỉ an toàn Nồi hơi – Lò hơi nhóm 3 theo quy định hiện hành của pháp luật.

  • Việc đào tạo, huấn luyện qua những hình thức sau đây:

+ Được đào tạo qua các trung tâm huấn luyện; trường chuyên ngành, cơ quan kiểm định, cơ sở dậy nghề, cơ sở chế tạo;

Xem thêm:  Chứng Chỉ Huấn Luyện An Toàn Trong Ngành Cơ Khí

+ Được đào tạo, huấn luyện trực tiếp tại cơ sở; mở lớp tập trung hay trong quá trình tiếp nhận, lắp đặt và vận hành thử nghiệm Nồi hơi – Lò hơi.

  • Nội dung huấn luyện an toàn Nồi hơi – Lò hơi nhóm 3 gồm:

+ Hệ thống kiến thức cơ bản về Nồi hơi – Lò hơi và các kiến thức chuyên sâu về thiết bị được vận hành;

+ Đực thực hành thực tế các kỹ năng vận hành cũng như cách xử lý sự cố đơn giản thường gặp;

+ Kiểm tra, sát hạch các kiến thức đã học.

  • Cấp chứng chỉ an toàn Nồi hơi – Lò hơi nhóm 3:

+ Việc cấp chứng chỉ an toàn Nồi hơi – Lò hơi nhóm 3 phải được thực hiện bởi các cơ sở có chức năng theo quy định hiện hành của nhà nước..

+ Người vận hành Nồi hơi – Lò hơi sản xuất nhiệt – điện phải có bằng nghề, các loại Nồi hơi – Lò hơi khác thì phải có chứng chỉ nghề

+ Người không trực tiếp vận hành mà chỉ theo dõi phục vụ Nồi hơi – Lò hơi. Tối thiểu phải có chứng nhận huấn luyện an toàn về nghiệp vụ.

+ Người quản lý Nồi hơi – Lò hơi phải nắm vững nội quy; quy trình vận hành Nồi hơi – Lò hơi. An toàn và cách xử lý sự cố Nồi hơi – Lò hơi nhanh nhất của cơ sở; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về vấn đề an toàn lao động. Những quy định của nhà nước có liên quan đến việc quản lý Nồi hơi – Lò hơi.

 

Khóa học chứng chỉ an toàn Nồi hơi – Lò hơi thuộc nhóm 3

Khóa học chứng chỉ an toàn Nồi hơi – Lò hơi nhóm 3 của VĐT&BDCBXD chúng tôi; đã được xây dựng theo đúng quy định của nhà nước. Chính vì thế đã nhận được sự quan tâm của đông đảo học viên trên toàn quốc.

Những đối tượng có thể tham gia học chứng chỉ an toàn Nồi hơi – Lò hơi nhóm 3 bao gồm:

  • Tất cả các công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có nhu cầu học vận hành và sử dụng Nồi hơi – Lò hơi
  • Các công ty, xí nghiệp, nhà máy muốn nhân viên của mình nâng cap kiến thức về việc vận hàng, sử dụng Nồi hơi – Lò hơi.

Nội dung chi tiết về lớp học an toàn Nồi hơi – Lò hơi

  • Định nghĩa về tính nhiệt, đặc tính vật lý của nước và hơi nước.
  • Quy trình và các phản ứng cháy nhiên liệu trong buồng đốt của Nồi hơi – Lò hơi.
  • Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Nồi hơi – Lò hơi và các bộ phận phụ trợ.
  • Quy trình sử dụng, vận hành Nồi hơi – Lò hơi.
  • Các lỗi cơ bản thường gặp và cách xử lý.
  • Đảm bảo an toàn lao động trong sử dụng, vận hành Nồi hơi – Lò hơi .

Sau khi hoàn thành khóa học chứng chỉ an toàn Nồi hơi – Lò hơi nhóm 3, các học viên sẽ có thể:

  • Điều hành, tổ chức, sử dụng và bảo trì Nồi hơi – Lò hơi.
  • Vận hành Nồi hơi – Lò hơi một cách chuyên nghiệp, đạt kết quả tốt nhất và đảm bảo an toàn khi sử dụng.