Vai trò của chứng chỉ an toàn xây dựng trong phát triển kinh tế

Thi công, xây dựng là một trong những ngành được ghi nhận là để xảy ra các vụ tai nạn lao động cao nhất. Tai nạn lao động không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho người lao động mà còn khiến người lao động mặc cảm khi họ trở thành gánh nặng cho người thân, gia đình. 

Để đảm bảo an toàn cho người lao động làm việc trong ngành này, bên cạnh việc xác định trách nhiệm của nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, người lao động, chủ đầu tư các công trình cũng đóng vai trò khá quan trọng. 

Đó là lý do tại sao chứng chỉ hành nghề an toàn trong xây dựng rất được quan tâm chú trọng. Chứng chỉ an toàn trong xây dựng được coi là điều kiện tiên quyết bắt buộc phải có đối với các đối tượng người lao động hành nghề xây dựng.

Theo quy định của pháp luật an toàn lao động hiện nay có 6 nhóm đối tượng cần tham gia huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn lao động. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chứng chỉ an toàn xây dựng, các vấn đề xung quanh việc học chứng chỉ an toàn xây dựng. Cùng Viện Xây Dựng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦     Đối tượng nào cần được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn?

♦    Chứng chỉ vệ sinh an toàn là gì? Ai cần được cấp chứng chỉ này?

chứng chỉ an toàn xây dựng
chứng chỉ an toàn xây dựng

Vai trò của an toàn lao động nói chung trong phát triển kinh tế – xã hội

Theo các chuyên gia, một trong những điều kiện để đảm bảo an toàn là trang bị đồ bảo hộ lao động an toàn. Do đó, với mỗi công việc khác nhau phải có đồ bảo hộ lao động khác nhau, phù hợp với tính chất công việc. Đồ bảo hộ lao động bao gồm mũ bảo hộ, quần áo, giày, kính, các trang thiết bị vận hành… 

Để giải quyết nhu cầu về đồ bảo hộ lao động, hiện có rất nhiều công ty bảo hộ lao động được thành lập, với mục đích đảm bảo an toàn lao động cho người lao động. 

Cùng với trang bị đồ bảo hộ, công tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cũng được đánh giá là yếu tố cần thiết, kể cả đối với người học nghề, tập nghề, thử việc. Vì vậy, hàng năm người lao động phải được tham dự những khóa đào tạo huấn luyện an toàn lao động ngắn hạn, để nắm bắt được những kỹ năng cơ bản đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, các yếu tố nguy hại, biện pháp phòng ngừa, phương án xử lý khi có sự cố, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi có vấn đề xảy ra. Hơn thế, việc huấn luyện lao động cũng là một trong những quy định của pháp luật, yêu cầu những người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện cho người lao động để trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. Người được huấn luyện an toàn lao động bao gồm người lao động trong cơ sở, doanh nghiệp do người sử dụng lao động quản lý, người lao động hành nghề tự do được cơ sở, doanh nghiệp thuê mướn, sử dụng. Sau khi huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu thì người lao động (kể cả người lao động hành nghề tự do) phải ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, doanh nghiệp. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về một loại chứng chỉ khá phổ biến hiện nay là chứng chỉ an toàn xây dựng.

Xem thêm:  Nghị định 44/2016/NĐ-CP kỹ thuật an toàn lao động huấn luyện an toàn vệ sinh môi trường lao động

Nguyên nhân gây mất an toàn trong xây dựng

Xây dựng là lĩnh vực có nhiều nguy cơ tiềm tàng xảy ra mất an toàn lao động, có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:

–  Công trường luôn ngổn ngang nhiều vật dựng khiến cho công nhân đi lại có thể bị vấp, sa hố, giẫm phải đinh hay do không cẩn trọng thì các dụng cụ từ trên cao có thể rơi xuống dưới và rơi vào người.

– Thiếu dụng cụ phòng tránh cá nhân cũng không thể phủ nhận rằng nó không phải nguyên nhân gây ra tai nạn lao động.

– Các công trình cao tầng thường sử dụng dàn giáo, thâm chí là dàn giáo rất cao nhưng nó lại không chắc chắn, không đảm bảo đã dẫn đến những tai nạn không mong muốn.

– Các thiết bị sử dụng nhiệt hay điện cũng thường xuyên gây bỏng cho công nhân.

– Lao động xây dựng đồng nghĩa với việc công nhân phải làm việc trong điều kiện ngoài trời, mưa nắng thất thường cho nên  cũng có thể khiến người lao động cảm, choáng, say nắng.

Do đó, việc được trang bị kiến thức và kỹ năng qua chứng chỉ an toàn xây dựng là điều vô cùng quan trọng đối với lao động trong lĩnh vực này.

Đối tượng tham gia huấn luyện chứng chỉ an toàn xây dựng

Tính mạng con người là trên hết nên vấn đề an toàn trong xây dựng luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Ngày nay nó đã trở thành một tiêu chí để đánh giá yếu tố chất lượng trong xây dựng. Nên nó cũng là tiêu chuẩn để khách hàng đặt niềm tin vào các doanh nghiệp. Chứng chỉ an toàn trong xây dựng là điều kiện cần và đủ để minh chứng cho sự an toàn trong xây dựng của doanh nghiệp.

Đối tượng cần phải tham gia học chứng chỉ an toàn xây dựng bao gồm các nhóm đối tượng cụ thể sau đây:

– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam

– Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư.

Xem thêm:  Chứng Chỉ Huấn Luyện An Toàn Lao Động Nhóm 5 Công Tác Y Tế

Điều kiện năng lực đối với cá nhân phụ trách công tác an toàn lao động

Cá nhân phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tuân thủ quy định về điều kiện hành nghề của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Hiện nay có ba hạng đối với cá nhân phụ trách công tác an toàn lao động như sau:

Hạng I:

– Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 7 (bảy) năm trở lên;

– Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II;

Hạng II:

– Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;

– Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III;

Hạng III:

– Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 3 (ba) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 5 (năm) năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp.

– Đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng công trình hoặc làm cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về an toàn lao động trên công trường xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV.

Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng

Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề an toàn trong xây dựng cũng được quy định riêng cho mỗi hạng, cụ thể như sau:

  • Hạng I: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tất cả các cấp;
  • Hạng II: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cấp I trở xuống;
  • Hạng III: Được phụ trách công tác an toàn lao động hoặc làm cán bộ chuyên trách an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình cấp II, cấp

Hy vọng, với những chia sẻ trên chúng ta đã có cái nhìn đầy đủ hơn về chứng chỉ an toàn xây dựng theo quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí theo Hotline: 0904.889.859 – 0909 099 583.