Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề năng lực cung cấp thiết bị

Xây dựng là hoạt động luôn gắn liền với cuộc sống của mỗi chúng ta, để kiến tạo nên các công trình chất lượng đòi hỏi phải có phương tiện, vật liệu xây dựng đảm bảo. Vì lẽ đó mà pháp luật cũng đưa ra những quy định rất chặt chẽ đối với các doanh nghiệp cung cấp thiết bị xây dựng. Vậy điều kiện và hồ sơ cần chuẩn bị để được cấp chứng chỉ năng lực cung cấp thiết bị là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Viện Xây dựng để có đáp án chính xác nhất.

>>> Xem thêm:

♦        Tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng sở xây dựng tphcm

♦        Dịch vụ làm chứng chỉ năng lực xây dựng tphcm nhanh chóng, uy tín

chứng chỉ năng lực cung cấp thiết bị
chứng chỉ năng lực cung cấp thiết bị

Tìm hiểu Cơ Sở Pháp Lý Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Lắp Đặt Thiết Bị Công Trình

  • Căn cứ theo nghị định 100/2018/NĐ-CP.
  • Thông tư 16/2016/TT-BXD;
  • Thông tư 08/0218/TT-BXD;
  • Thông tư 03/2016/TT-BXD;
  • Thông tư 07/2019/TT-BXD.

Doanh nghiệp của bạn đang làm trong lĩnh vực cung cấp lắp đặt thiết bị công trình (cơ điện, thang máy, điều hòa không khí thông gió, PCCC…) cần có chứng chỉ năng lực cung cấp lắp đặt thiết bị công trình xây dựng hạng 1, hạng 2, hay hạng 3 phù hợp với lĩnh vực mà bạn đang thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhưng không phải doanh nghiệp, tổ chức xây dựng nào cũng biết và hiểu rõ các  điều kiện, hồ sơ và thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề. Do đó Viện Quản lý xây dựng chúng tôi nhận tư vấn dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. 

Doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng nhận được chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực lắp đặt thiết bị công trình theo quy định tại Nghị định 100/2018 và có giá trị 10 năm trên toàn quốc. 

Theo quy định tại khoản 39 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 và điều 57 nghị định 100/2018/NĐ-CP các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực: thi công lắp đặt thiết bị công trình, giám sát lắp đặt thiết bị công trình (điện: điện dân dụng – công nghiệp , cơ điện, hệ thống điều hòa không khí thông gió, các thiết bị công nghệ, thang máy, …), Bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng tương ứng với lĩnh vực và thứ hạng của công trình mà doanh nghiệp bạn tham gia.

Tại Điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP đưa ra các quy định về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức thi công xây dựng công trình. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể với các nhà thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị. 

Xem thêm:  Có hay không chứng chỉ hành nghề an toàn lao động do Sở xây dựng cấp

Vậy xin hỏi, đối với các nhà thầu thực hiện các gói thầu mua sắm và tiến hành lắp đặt thiết bị, hàng hóa có phải bắt buộc yêu cầu có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức không? Bộ Xây dựng đã trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 38, Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 thì công tác thi công xây dựng công trình gồm “xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng”.

Do đó, trường hợp tổ chức chỉ thực hiện việc cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng, trang thiết bị công trình xây dựng thì không thuộc đối tượng phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Điều Kiện Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Cung Cấp Lắp Đặt Thiết Bị Công Trình

Chứng Chỉ Năng Lực Cung Cấp Lắp Đặt Thiết Bị Hạng 1

  1. Có đăng ký thành lập doanh nghiệp, tổ chức.
  2. Có hợp đồng và biên bản nghiệm thu trước thời điểm tháng 03/0216 đạt quy mô phân cấp công trình. (Phải có ít nhất 1 hợp đồng hạng I hoặc 2 hợp đồng hạng II kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành) áp dụng đối với doanh nghiệp xin lần đầu.
  3. Trường hợp doanh nghiệp đã có chứng chỉ hạng 2 thì hợp đồng quy định sau thời điểm cấp chứng chỉ kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành.
  4. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng phải có chứng chỉ hành nghề hạng 1 phù hợp với lĩnh vực muốn xin.
  5. Cán bộ phụ trách và công nhân kỹ thuật phải có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký.
  6. Có máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình xây dựng.

Chứng Chỉ Năng Lực Cung Cấp Lắp Đặt Thiết Bị Hạng 2, 3

  1. Có đăng ký thành lập doanh nghiệp, tổ chức.
  2. Đối với chứng chỉ năng lực cung cấp lắp đặt thiết bị hạng II: Phải có ít nhất 1 hợp đồng hạng II hoặc 2 hợp đồng hạng III kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành.
  3. Đối với chứng chỉ năng lực cung cấp lắp đặt thiết bị hạng III thì không yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện công việc.
  4. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng phải có chứng chỉ hành nghề hạng 2,3 phù hợp với lĩnh vực muốn xin.
  5. Cán bộ phụ trách và công nhân kỹ thuật phải có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký.
  6. Có máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng công trình.

Cơ Quan Có Thẩm Quyền Cấp Chứng Chỉ

  1. Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng cấp chứng chỉ năng lực cung cấp lắp đặt thiết bị công trình hạng 1.
  2. Sở Xây Dựng cấp chứng chỉ năng lực lắp đặt thiết bị công trình hạng 2, 3.

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực cung cấp thiết bị

Hồ sơ để xin cấp chứng chỉ năng lực cung cấp thiết bị được quy định như sau:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo mẫu;
  • Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
  • Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
  • Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
  • Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
  • Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
Xem thêm:  Học chứng chỉ an toàn điện có khó không? Học ở đâu tốt?

Lưu ý: Các tài liệu (ngoại trừ đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực)  phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức

Bước 1: Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Chứng chỉ hành nghề năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức xây dựng khi tham gia hoạt động xây dựng bao gồm các lĩnh vực sau:

  • Khảo sát xây dựng bao gồm: Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình
  • Lập quy hoạch xây dựng
  • Thiết kế thẩm tra thiết kế bao gồm:
  • Thiết kế kiến trúc công trình
  • Thiết kế kết cấu công trình
  • Thiết kế điện – cơ điện công trình
  • Thiết kế cấp thoát nước công trình
  • Thiết kế điều hòa không khí thông gió – cấp nhiệt
  • Thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình
  • Lập thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng
  • Thi công xây dựng công trình
  • Giám sát thi công xây dựng:
  • Giám sát công tác xây dựng công trình
  • Giám sát lắp đặt thiết bị công trình
  • Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ
  • Kiểm định xây dựng
  • Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng chỉ năng lực cung cấp thiết bị. Mong rằng với bài viết này bạn sẽ tìm được một địa chỉ đào tạo lấy chứng chỉ năng lực xây dựng uy tín. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – hoặc gửi tin nhắn đến website của chúng tôi nhé.