Tìm hiểu tổng quát về chứng chỉ năng lực bộ xây dựng

Trong lĩnh vực xây dựng, để được hoạt động kinh doanh lĩnh vực này thì các doanh nghiệp, tổ chức cần phải có chứng chỉ năng lực xây dựng theo quy định của Bộ xây dựng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các hiểu biết chính xác nhất về chứng chỉ năng lực bộ xây dựng.

>>> Xem thêm:

♦        Quy trình, thủ tục cấp chứng chỉ an toàn sinh học

♦        Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực lập dự án đầu tư

chứng chỉ năng lực bộ xây dựng
Chứng chỉ năng lực bộ xây dựng

Khái niệm và tầm quan trọng của chứng chỉ năng lực xây dựng

Về khái niệm: Chứnag chỉ năng lực xây dựng là bản đánh giá năng lực vắt tắt của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Chứng chỉ năng lực xây dựng đóng vai trò quan trọng và cần thiết, bắt buộc đói với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bởi vì:

Chứng chỉ này thực chất là một bản mô tả, đánh giá vắn tắt về một đơn vị doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Chứng chỉ năng lực xây dựng được Bộ xây dựng, Sở xây dựng trực tiếp kiểm tra, rà soát và đưa ra đánh giá mục đích quy định hạn mức và lĩnh vực hoạt động nhất định cho một đơn vị cụ thể.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là chứng chỉ bắt buộc phải có đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Theo quy định của pháp luật thì đây là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 

Có thể nói đây là điều kiện cần và đủ để có thể thi công công trình, đấu thầu, nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng.

Vì những lý do trên mà tất cả các doanh nghiệp muốn hoạt động lĩnh vực xây dựng phải có chứng chỉ năng lực xây dựng. Chứng chỉ năng lực xây dựng có giá trị lưu hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam tức là không phân biệt do Sở Xây dựng nào cấp và là điều kiện bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp xây dựng.

Các đơn vị cần có chứng chỉ năng lực xây dựng bao gồm các đơn vị hoạt động trong những lĩnh vực sau đây:

– Khảo sát xây dựng: Khảo sát địa chất, khảo sát địa hình, công trình địa chất thủy văn.

– Thiết kế – thẩm tra thiết kế: Thiết kế xây dựng công trình dân dụng, thiết kế công trình giao thông, thiết kế công trình xây dựng công nghiệp, thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết kế công trình điện – cơ điện, thiết kế công trình nông nghiệp phát triển nông thôn, thiết kế công trình cấp thoát nước.

Xem thêm:  Chứng chỉ hành nghề đấu thầu có thời hạn không?

– Lập quy hoạch xây dựng.

– Quản lý các dự án đầu tư xây dựng.

– Giám sát thi công công trình xây dựng: Giám sát lắp đặt thiết bị công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ.

– Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng.

– Kiểm định xây dựng.

– Thi công xây dựng công trình.

Về cơ sở pháp lý của việc cấp chứng chỉ năng lực xây dựng

– Luật Xây Dựng số 50/2014/QH13.

– Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/07/2018 của Chính Phủ quy định về việc cấp chứng chỉ cho các cá nhân, tổ chức, công ty và doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

– Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức.

– Nghị định 42/2016/NĐ-CP của Chính Phủ về sửa đổi và bổ sung nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

– Thông tư số 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề cho tổ chức và cá nhân.

– Thông tư 03/2016/TT-BXD về phân cấp công trình xây dựng.

Pháp luật quy định như thế nào về hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng? 

Dưới đây là những giấy tờ cần thiết để xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Các hợp đồng kinh tế và biên bản nghiệm thu của các công trình đã hoàn thành;

– Chứng chỉ hành nghề và bằng đại học của nhân sự chủ chốt;

– Bằng cấp và chứng chỉ của nhân sự chuyên môn.

Tuy nhiên, để được cấp chứng chỉ năng lực bộ xây dựng, chủ thể xin cấp phải đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng thì “Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này” Theo quy định tại Điều 24, Điều 32 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì tổ chức phải kê khai ngành, nghề kinh doanh khi đăng ký doanh nghiệp và phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi có thay đổi ngành, nghề kinh doanh. 

Do đó, để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thì trong đăng ký kinh doanh của tổ chức phải có ngành, nghề phù hợp với lĩnh vực đê nghị xét câp chứng chỉ.

Xem thêm:  Quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực thẩm tra thiết kế

Hướng dẫn cách tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng – Bộ xây dựng

Nhằm mục đích tránh tình trạng làm chứng chỉ giả, làm cho các công trình không đảm bảo theo quy định của pháp luật, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần nắm được cách tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng. 

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cơ quan chức năng cấp cho các doanh nghiệp đủ điều kiện được hành nghề trên toàn quốc và được quản lý thống nhất bởi Bộ Xây Dựng.

Theo quy định của pháp luật thì tất cả hệ thống kiểm tra, tra mã chứng chỉ hành nghề được công khai minh bạch trên website của Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ xây dựng. 

Các tỉnh thành trên toàn quốc khi tổ chức cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải có công văn đưa lên Bộ xây dựng để lấy mã số cấp chứng chỉ. Mỗi công ty được bộ xây dựng cấp mã là duy nhất. Bộ xây dựng trực tiếp quản lý mã số chứng chỉ hành nghề trên. Thể hiện bởi nơi cấp và mã số chứng chỉ.

Sau khi được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng, việc tra cứu chứng chỉ sẽ giúp cho các tổ chức, cơ quan nhận biết chứng chỉ của mình là thật hay giả. Bạn chỉ cần nhập mã số chứng chỉ hoặc tra cứu theo quyết định cấp của cơ quan cấp chứng chỉ để nắm bắt thông tin.

Các bước tra cứu thông tin chứng chỉ năng lực xây dựng như sau:

Bước 1: Truy Cập Vào Trang Chủ Của Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng.

Bước 2: Điền Thông Tin Tổ Chức Hoặc Số Chứng Chỉ Được Cấp

Đến đây, bạn cần điển thông tin/số chứng chỉ được cấp vào ô trống khoanh đỏ phía trên. Mã số chứng chỉ của mỗi cá nhân/tổ chức sẽ là duy nhất, không trùng lặp với nhau. 

Bước 3: Nhấn Nút “Tìm Kiếm”

Sau khi điển mà số chứng chỉ vào ô trống, bạn chỉ cần nhấn nút “Tìm kiếm” có màu xanh ở phía dưới.

Nếu chứng chỉ của công ty bạn là thật thì sẽ ra thông tin chi tiết (địa chỉ, tên giám đốc, số đăng ký kinh doanh, ngành nghề…). Nếu không tìm thấy bạn có thể kiểm tra số quyết định cấp và gửi công văn đến đơn vị cấp yêu cầu xác nhận. Nếu cả 2 thông tin trên đều không chính xác thì chứng chỉ bạn có thể là không đúng.

Mẫu Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Căn cứ theo quy định tại thông tư 17/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng quy định chứng chỉ năng lực bộ xây dựng có bìa màu xanh nhạt và có kích thước 21 x 29.7 cm. Sau đây là mẫu chứng chỉ năng lực xây dựng theo đúng quy định của Bộ xây dựng:

Như vậy, chứng chỉ năng lực xây dựng là loại giấy tờ cần thiết, có tính chất bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động xây dựng. Có rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến chứng chỉ năng lực xây dựng cần phải nắm rõ. Trên đây là những thông tin, kiến thức cần thiết nhằm giải đáp thắc mắc của bạn đọc về chứng chỉ năng lực bộ xây dựng.