Quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực thẩm tra thiết kế

Hoạt động thẩm tra là một trong những hoạt động cần thiết để kiểm tra, thẩm định các công trình thiết kế trong xây dựng, đảm bảo sự an toàn cho mọi người. chứng chỉ năng lực thẩm tra thiết kế được hiểu thế nào? Pháp luật quy định ra sao đối với vấn đề này? Cùng Viện Xây dựng tìm hiểu về các nội dung trên trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦          Dịch vụ cấp chứng chỉ giám sát an toàn nhóm 2 tại Viện Xây dựng

♦         Thủ tục làm chứng chỉ năng lực xây dựng có phức tạp không?

chứng chỉ năng lực thẩm tra thiết kế
chứng chỉ năng lực thẩm tra thiết kế

Chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế – thẩm tra thiết kế là gì?

Nếu như chứng chỉ tiếng anh thể hiện trình độ của một người ở một mức độ nhất định thì chứng chỉ năng lực thẩm tra thiết kế của tổ chức xây dựng cũng thể hiện họ đủ điều kiện để tham gia vào hoạt động xây dựng.

Đây là bản đánh giá năng lực do Bộ Xây Dựng, Sở xây dựng tiến hành và cấp chứng chỉ cho với tổ chức thiết kế tham gia hoạt động xây dựng khi họ đề nghị và đạt kết quả sát hạch.

Chứng chỉ năng lực thiết kế là bắt buộc đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và lĩnh vực thẩm tra, theo quy định của pháp luật xây dựng. Theo đó các đơn vị tư vấn thiết kế muốn thực hiện hoạt động thiết kế và việc thẩm tra thiết kế trong xây dựng đòi hỏi phải chứng minh được năng lực của mình đáp ứng điều kiện để thực hiện.

Quy định của pháp luật về chứng chỉ năng lực thẩm tra thiết kế

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP và Điều 61 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì điều kiện cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình được quy định cụ thể như sau:

Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình khi đáp ứng các điều kiện cụ thể dưới đây:

– Có giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

– Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đang làm thủ tục đề nghị cấp chứng chỉ năng lực năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình;

Xem thêm:  Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng bao gồm những gì?

– Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình còn phải được bồi dưỡng về mặt chuyên môn nghiệp vụ đối với các lĩnh vực đặc thù của dự án.

– Điều kiện về kinh nghiệm:

+ Hạng I:

++ Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ thiết kế hạng I phù hợp với loại công trình muốn cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng I phù hợp với công việc đảm nhận;

++ Có ít nhất 15 (mười lăm) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

++ Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại.

+ Hạng II:

++ Có ít nhất 10 (mười) người có chứng chỉ thiết kế hạng II phù hợp với loại công trình muốn được cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng II phù hợp với công việc đảm nhận;

++ Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

++ Đã thực hiện thiết kế ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại.

+ Hạng III:

++ Có ít nhất 5 (năm) người có chứng chỉ thiết kế hạng III phù hợp với loại công trình đề nghị cấp chứng chỉ; những người chủ trì thiết kế lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng III phù hợp với công việc đảm nhận;

++ Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức thiết kế xây dựng công trình có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Những khó khăn, vướng mắc doanh nghiệp thường gặp phải

Trong quá trình xin cấp chứng chỉ năng lực thẩm tra thiết kế xây dựng các doanh nghiệp thường gặp phải những khó khăn sau đây:

– Không rõ chứng chỉ năng lực của thiết kế – thẩm tra thiết kế theo nghị định, thông tư nào?
– Không rõ điều kiện cần xin cấp chứng chỉ năng lực tổ chức thiết kế là gì?
– Không tự đánh giá được hạng công trình thiết kế của doanh nghiệp mình.
– Không nắm rõ thủ tục gồm những gì? Chi phí xin cấp là bao nhiêu?
– Kê khai hồ bị sai không đúng theo quy định, mất thời gian và tiền bạc.
– Hồ sơ nộp bị trả về mà không rõ lý do.
– Chuẩn bị tham gia đấu thầu mà vẫn chưa có chứng chỉ năng lực thiết kế – thẩm tra công trình.

Xem thêm:  Huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn hàn số 1 uy tín chất lượng

Đối tượng xin cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế – thẩm tra thiết kế

Là các đơn vị công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, tư vấn thiết kế trên toàn quốc.

Chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế , thẩm tra thiết kế bao gồm các lĩnh vực sau:

– Thiết kế kiến trúc công trình;
– Thiết kế kết cấu công trình dân dụng;
– Thiết kế công trình công nghiệp;
– Thiết kế cơ – điện công trình;
– Thiết kế cấp – thoát nước công trình;
– Thiết kế xây dựng công trình giao thông;
– Thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
– Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức thiết kế – thẩm tra thiết kế 

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thiết kế theo mẫu của Bộ xây dựng quy định tại nghị đinh 100/2018
– Tệp tin scan bản gốc giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của tổ chức;
– Tệp tin scan bản chính các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thiết kế.
– Hợp đồng và biên bản nghiệm thu các lĩnh vực thiết kế muốn xin năng lực.

Vấn đề liên quan đến chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng

Chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng là điều kiện, quyền hạn của tổ chức xây dựng khi tham gia các hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế. Chứng chỉ được cấp bởi Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng.

Theo quy định của Nghị định 100/2018/ NĐ-CP, đối tượng được cấp chứng chỉ năng lực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng là các tổ chức, doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu được quy định rõ tại Nghị định này.

Cũng theo Nghị định, chứng chỉ năng lực thiết kế xây dựng công trình được phân làm 3 hạng, được đánh số từ 1, 2, 3 với các yêu cầu cụ thể theo từng hạng được quy định rõ tại Điều 62 Nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Nắm rõ kiến thức sau khi tham gia khóa học

Với mỗi hạng chứng chỉ, tổ chức doanh nghiệp có phạm vi hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình riêng theo quy định, cụ thể:

  • Chứng chỉ năng lực thiết kế hạng 1: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại
  • Chứng chỉ năng lực thiết kế hạng 2: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ cấp II trở xuống
  • Chứng chỉ năng lực thiết kế hạng 3: Được thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các công trình cùng loại từ

Theo quy định, chứng chỉ năng lực sẽ có hiệu lực tối đa là 10 năm. Đối với các trường hợp bị mất, hư hỏng, tổ chức có thể làm đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ.