Nội dung đào tạo huấn luyện cấp chứng chỉ lái xe an toàn

Chứng chỉ lái xe an toàn ở Việt Nam nói riêng và ở hầu hết các nước trên thế giới nói chung có mục đích là để kiểm tra xem người lái xe có được đào tạo cơ bản về kỹ thuật cũng như an toàn khi vận hành các loại xe. Ngày nay, khi các loại xe là thiết bị và phương tiện phổ biến ở Việt Nam, do vậy lái xe an toàn ngày càng được chú trọng ở các nhà máy, xí nghiệp. Khi vận hành người lái xe cần phải có: Chứng chỉ nghề hoặc chứng chỉ vận hành an toàn. Trong bài viết hôm nay Viện Xây dựng sẽ chỉ cho các bạn các nội dung liên quan đến chứng chỉ lái xe an toàn để các bạn có thể áp dụng và xin cấp chứng chỉ dễ dàng.

>>> Xem thêm:

♦        Cấp chứng chỉ an toàn lao động cần yếu tố nào?

♦        Đối tượng và nội dung khóa học cấp chứng chỉ an toàn lò hơi

chứng chỉ lái xe an toàn
Chứng chỉ lái xe an toàn

Phân biệt bằng lái xe nâng với chứng chỉ lái xe an toàn?

Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ hai cụm từ là bằng lái xe và chứng chỉ lái xe an toàn. Trên thực tế, một bằng lái xe thường ta sẽ nghĩ đến bằng lái xe máy, bằng lái ô tô,… đó là các loại bằng cho người tham gia giao thông. Còn chứng chỉ lái xe an toàn là thuật ngữ dùng để chỉ việc học viên đã hoàn thành một khóa đào tạo huấn luyện an toàn dành cho các loại xe, máy móc vận hành trong các nhà máy, xí nghiệp,… với mục đích là công cụ phục vụ cho lao động sản xuất của con người. Do đã quen nghe từ bằng lái xe nên một số người còn nhầm lẫn. chứng chỉ lái xe an toàn toàn thì có kích thước gần giống với tấm bằng tốt nghiệp.

Thời gian học và lấy chứng chỉ lái xe an toàn là bao lâu?

Thời gian học khóa học lái xe an toàn hiện nay là 3 tháng đối với học viên chưa có kinh nghiệm. Đối với những học viên đã có kinh nghiệm thì có thể thi ngay để lấy chứng chỉ.

Nếu học viên muốn đăng ký khóa học để nhanh có chứng chỉ thì có thể đăng ký khóa học cấp tốc. Đây là khóa học đặc biệt được Viện Xây dựng tổ chức, thời gian học vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả học buổi tối, thứ 7, chủ nhật. Các học viên sẽ được đào tạo theo phương pháp cầm tay chỉ việc, một kèm một trong suốt quá trình. Học viên sẽ được cung cấp nền tảng kiến thức một cách vững chắc và đầy đủ. Học viên có thể học bao nhiêu buổi tùy ý, đến khi nào vận hành nhuần nhuyễn các loại xe cần cấp chứng chỉ lái xe an toàn thì mới kết thúc khóa học.

Xem thêm:  Điều kiện cần để cấp chứng chỉ năng lực hạng I trong từng lĩnh vực cụ thể

Nội dung đào tạo huấn luyện cấp chứng chỉ lái xe an toàn

Tùy thuộc vào nhu cầu của ứng viên và kế hoạch đào tạo của mỗi trung tâm mà nội dung chương trình học lái xe an toàn sẽ có sự khác nhau tương ứng. Tuy nhiên, nhìn chung đều cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các kiến thức và kỹ năng liên quan cơ bản như sau:

Nội dung đào tạo huấn luyện cấp chứng chỉ lái xe an toàn hiện nay gồm có 02 phần chính là phần lý thuyết và phần thi thực hành vận hành lái xe an toàn.

  1. Lý thuyết

Phần lý thuyết các học viên sẽ được đào tạo các nội dung sau:

– Nội dung về các khái niệm về an toàn lao động trong sản xuất.

– Nội dung phân loại xe nâng hàng.

– Nội dung những khái niệm cơ bản về xe nâng hàng.

– Nội dung nguyên lý cấu tạo và hoạt động của xe nâng hàng.

– Nội dung về yêu cầu kỹ thuật – Phương pháp kiểm tra các bộ phận chính của thiết bị.

– Nội dung về các sự cố trong quá trình vận hành và cách đề phòng – khắc phục.

– Nội dung các nguyên nhân gây tai nạn và cách phòng tránh.

  1. Thực hành

Thực hành trong đào tạo cấp chứng chỉ lái xe an toàn sẽ bao gồm các nội dung sau:

– Nội dung về kỹ thuật lái – lấy hàng – xếp hàng.

– Nội dung vận hành xe trong khu vực giá kệ (đối với xe reach truck).

– Nội dung quy trình vận hành xe nâng an toàn (dừng đỗ, sạc ắc quy (đối với xe điện), leo dốc, xuống dốc, lấy hàng trên giá kệ…).

– Nội dung quản lý an toàn xe nâng (dừng đỗ, sạc ắc quy (đối với xe điện)…).

– Nội dung các tiêu chuẩn quy phạm quy chuẩn liên quan đến thiết bị.

Trong suốt chương trình đào tạo, các học viên đã trải qua 5 khóa đào tạo từ cơ bản đến nâng cao. Trong đó, 3 khóa cơ bản tập trung vào các kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn cơ bản như: Kiểm tra cấu trúc xe, các hành vi lái xe, xử lý-tăng tốc-phanh, kinh nghiệm về phanh khẩn cấp, giải thích đơn tĩnh về tầm nhìn của trẻ em và người già khi tham gia giao thông, ứng dụng của vật liệu phản quang…Và 2 khóa nâng cao nhằm kiểm tra, đánh giá: độ ổn định khi lái xe; lái xe ở tốc độ cao, xử lý tình huống, phanh khẩn cấp, lái xe theo sa hình,… và các nội dung cơ bản quan trọng khác.

Mua chứng chỉ xe an toàn – có nên hay không?

Việc mua chứng chỉ lái xe an toàn là hoàn toàn không nên. Vì theo quy định của pháp luật, để có được chứng chỉ lái xe nâng thì bạn cần phải trải qua một khóa học lái xe nâng bao gồm lý thuyết và thực hành, sau đó tiến hành thi để lấy chứng chỉ. Việc mua chứng chỉ lái xe an toàn đồng nghĩa với việc bạn đang làm trái pháp luật. Vậy nên hãy đăng ký cho mình một khóa học đào tạo lái xe an toàn. Nếu bạn đã vững kiến thức, thì việc có chứng chỉ lái xe an toàn là điều hết sức dễ dàng.

Xem thêm:  Mẫu chứng chỉ an toàn nhóm 3

Cách khởi động và lái xe an toàn đối với xe nâng hàng

Xe nâng hàng là một loại xe phổ biến hiện nay cần phải có chứng chỉ lái xe an toàn. Chúng ta cùng tìm hiểu về cách khởi động và lái xe an toàn đối với xe nâng hàng:

  • Thứ nhất, phải đảm bảo khu vực xung quanh đã an toàn trước khi khởi động. Tránh vội vàng hấp tấp để hạn chế những điều không hay xảy ra
  • Thứ hai, nên chạy xe với tốc độ thấp để đảm bảo an toàn cho vùng phụ cận khi di chuyển ở những nơi có tầm nhìn hạn chế.
  • Thứ ba, khi lên dốc cao phải cẩn thận để đầu càng nâng hoặc mặt dưới của pallet chạm vào mặt đất. Khi lên dốc, chạy tiến khi có tải hàng, di chuyển lùi khi không có tải hàng.

Lưu ý: Tuyệt đối không được vận hành càng nâng trong khi đạp bàn đạp ga

Cần theo dõi các mục sau trong khi di chuyển để đảm bảo vận hành anh toàn.

+ Khi nâng hàng cách mặt đất từ 15 – 20 cm thì nên nghiêng trụ về phía sau hoàn toàn

+ Luôn phải tập trung cao độ lúc vận hành và phải chú ý đến người xung quanh, người đi bộ hoặc công nhân trong khu vực khi lái xe nâng hàng.

+ Luôn luôn sang số (chuyển đổi cần tiến lùi) khi xe nâng hàng Heli đã được dừng hẳn để bảo vệ các thiết bị an toàn.

+ Nên giảm tốc độ một cách thích hợp và sử dụng thắng khi di chuyển xuống dốc. Khi xe đang xuống dốc trong khi có mang tải phải thì nên di chuyển lùi. Khi không có tải thì di chuyển tiến về phía trước.

Dừng và đỗ xe nâng hàng hiệu quả

Thứ nhất, khi dừng xe nâng hàng, bạn phải thả chân ra khỏi bàn đạp ga hoặc bàn đạp điều khiển tiến lùi sau đó đạp bàn đạp thắng để giảm tốc độ.

Thứ hai, khi đỗ xe luôn luôn đỗ xe ở đúng nơi quy định, hãy hạ càng xuống mặt sàn và nghiêng trụ nâng về phía trước. Sau đó, kéo thắng tay và đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian. Không được đỗ xe ở nơi có dốc nghiêng. Nếu bắt buộc phải đỗ xe ở nơi có dốc nghiêng thì phải chèn lốp xe chắc chắn.

Thứ ba, khi rời xe nâng, phải bật chìa khóa sang chế độ “OFF” và thu chìa khóa.

Thứ tư, lựa chọn nơi đất cứng thích hợp để đỗ xe và phải đảm bảo lốp xe sẽ không bị trượt hay lún xuống đất.

Thứ năm, luôn luôn phải hạ thấp càng nâng xuống đất

Thứ sáu, không bao giờ được nhảy khỏi xe nâng khi có nguy hiểm.

Như vậy, với những chia sẻ về chứng chỉ lái xe an toàn hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – 0909 099 583.