Nên 100% đấu thầu qua mạng để Công khai minh bạch trong quản lý

TP.Đà Nẵng đã ban hành Kế hoạch số 3775/KH-UBND về việc thực hiện đấu thầu qua mạng (ĐTQM) đối với 100% các gói thầu mua sắm tập trung cấp thành phố và 100% các gói thầu mua sắm thiết bị y tế.

 

 

♦ Gỡ “nút thắt” để đẩy mạnh hơn nữa trong đấu thầu qua mạng

♦ Doanh nghiệp hết cảnh chạy chọt, ấm ức nhờ đấu thầu qua mạng

♦ Nỗ lực quyết liệt trong công tác đấu thầu qua mạng để tăng hiệu quả

 

 

Trước đó, năm 2017, thành phố triển khai ĐTQM 55 trong số 176 gói thầu chào hàng cạnh tranh. Kết quả Đà Nẵng đã tiết kiệm bình quân từ 10 – 15% ngân sách trong khi mức tiết kiệm trung bình của các hình thức đấu thầu truyền thống chỉ khoảng 1,5%. Với kết quả này, Đà Nẵng là địa phương duy nhất vượt chỉ tiêu và dẫn đầu ĐTQM trong cả nước hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Hinh – Trưởng ban Quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng – cho rằng, chủ trương áp dụng ĐTQM sẽ lựa chọn được nhà thầu xây dựng cũng như nhà cung cấp trang thiết bị chất lượng tốt hơn, tiết kiệm cho ngân sách thành phố. Ông Hinh khẳng định, BQL sẵn sàng tăng tỉ lệ áp dụng ĐTQM cao hơn tỉ lệ Trung ương quy định. Nhờ áp dụng ĐTQM đối với 13 gói thầu xây dựng và mua sắm thiết bị, BQL đầu tư xây dựng Đà Nẵng đã tiết kiệm cho ngân sách hơn 2 tỉ đồng.

Xem thêm:  Tổng quan đấu thầu là gì?

Giám đốc Sở KHĐT Trần Văn Sơn cho biết, nếu Bộ KHĐT cho phép, thành phố Đà Nẵng có thể áp dụng ĐTQM đối với 100% các gói thầu, chứ không chỉ 60% đối với gói thầu lớn và 30% đối với gói thầu nhỏ như hiện nay. Theo ông Sơn, việc nâng cao tỉ lệ áp dụng ĐTQM đối với các gói thầu lớn sẽ tiết kiệm ngân sách hiệu quả hơn. Đồng thời, thành phố cần có quy chế xử lý các đơn vị không hoặc chưa đạt tỉ lệ áp dụng ĐTQM theo kế hoạch của thành phố.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chính sách này tại Quyết định số 1402/QĐ-TTg giai đoạn 2016- 2025. Đây cũng là một phần quan trọng của Chính phủ điện tử thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình tương tác giữa các bên gồm: Chủ đầu tư/bên mời thầu, nhà thầu, các cơ quan giám sát, cơ quan quản lý Nhà nước… trong hoạt động mua sắm công và quản lý thực hiện hợp đồng. Lợi ích đã quá rõ, vì vậy cần tiến đến 100% gói thầu mua sắm, xây dựng cơ bản… thuộc ngân sách Nhà nước đầu tư phải được ĐTQM. Hơn thế, qua chính sách này, khả năng quản trị của Nhà nước của các địa phương càng được nâng cao; ngân sách càng được sử dụng hiệu quả, góp phần cải cách thủ tục hành chính; tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý, đồng thời giúp phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn.

Xem thêm:  Tại sao phải tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất?

 

TRIỆU HÙNG – baomoi.com