Huấn Luyện Chứng Nhận An Toàn Hóa Chất Nhóm 3 Theo NĐ 44/2016

Khóa học chứng chỉ an toàn hóa chất nhóm 3 của Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng (VĐT&BDCBXD) tổ chức. Được thực hiện theo NĐ số 113/2017/NĐ-CP.- NĐ 44/2016/NĐ-CP. Nhằm giúp các doanh nghiệp quản lý hóa chất an toàn. Cấp thẻ An toàn hóa chất thuộc thẻ an toàn nhóm 3 trong nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

Theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH và Nghị đinh 44/2016/NĐ-CP. Đối tượng học an toàn về hóa chất  là những người trực tiếp sản xuất, sử dụng, vận chuyển. Hoặc bảo quản hóa chất nguy hiểm, độc hại theo quy định.

 

An toàn hóa chất
An toàn hóa chất

 

Quy định về chứng chỉ an toàn hóa chất

Theo nghị định số 113/2017/NĐ-CP và Nghị đinh 44/2016/NĐ-CP. Việc huấn luyện an toàn hóa chất nhằm tuân thủ quy định của Luật Hóa Chất:

  • Các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực hóa chất. Có trách nhiệm tổ chức và huấn luyện an toàn hóa chất. Hoặc cử các đối tượng tham gia khóa huấn luyện định kỳ 2 năm một lần của những tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất.
  • Có thể tổ chức riêng lẻ, hoặc kết hợp giữa hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất. Với những hoạt động huấn luyện an toàn khác theo quy định của pháp luật. Thông thường những tổ chức, doanh nghiệp huấn luyện an toàn hóa chất nguy hiểm. Sẽ kết hợp với khóa huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động. Và được huấn luyện bởi những đơn vị đã được Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội cấp phép.
  • Người đã được huấn luyện an toàn hóa chất phải được huấn luyện lại. Nếu như: Có sự thay đổi về công nghệ, chủng loại hóa chất, cơ sở vật chất hoặc phương án sản xuất có liên quan đến vị trí làm việc. Sau 02 lần kiểm tra mà người đã được huấn luyện an toàn hóa chất không đạt yêu cầu. Khi người đã được huấn luyện an toàn hóa chất thay đổi vị trí làm việc. Khi đã hết thời hạn 02 năm từ kể từ thời điểm huấn luyện trước kết thúc.

 

Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất

Nhóm 1 huấn luyện an toàn hóa chất:

Người đứng đầu tổ chức, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc. Các cán bộ phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật. Các quản đốc nhà máy, phân xưởng hoặc tương đương;

Cấp phó của những người đứng đầu nêu trên. Được giao nhiệm vụ phụ trách các công tác về an toàn hóa chất.

Xem thêm:  Thẻ huấn luyện an toàn vận hành máy xúc, lu, đào, trộn bê tông, xây dựng

Nhóm 2 huấn luyện an toàn hóa chất:

Các cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách về an toàn hóa chất thuộc cơ sở;

Các cán bộ trực tiếp giám sát về vấn đề an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

Nhóm 3 huấn luyện an toàn hóa chất

Những người lao động có liên quan trực tiếp đến hóa chất.

Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất

Theo quy định tại Điều 33 – Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và Nghị đinh 44/2016/NĐ-CP. Người huấn luyện và thời gian để huấn luyện an toàn hóa chất nhóm 3, nhóm 2 và nhóm 1 như sau:

Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất

Nội dung huấn luyện phải phù hợp với vị trí công tác tại nơi làm việc của người được huấn luyện; chủng loại, tính chất và mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở.

Đối với nhóm 1 thì nội dung an toàn hóa chất như sau:

  • Các quy định của pháp luật hiện hành trong hoạt động hóa chất.
  • Những yếu tố nguy hiểm trong việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất tại các cơ sở hoạt động hóa chất.
  • Phương án phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền. Để huy động nguồn lực nhằm ứng phó và khắc phục sự cố.

Đối với nhóm 2 thì nội dung an toàn hóa chất như sau:

  • Các quy định của pháp luật hiện hành trong hoạt động hóa chất.
  • Những yếu tố nguy hiểm của hóa chất. Và phiếu an toàn hóa chất của những loại hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sử dụng, bảo quản hóa chất, phân loại và ghi nhãn hóa chất.
  • Quy trình quản lý đảm bảo an toàn hóa chất, kỹ thuật. Nhằm đảm bảo an toàn khi tiếp xúc hoặc làm việc với các hóa chất nguy hiểm;
  • Những yếu tố nguy hiểm trong việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản hóa chất tại các cơ sở hoạt động hóa chất;
  • Những giải pháp ngăn ngừa và ứng phó sự cố hóa chất có thể xảy ra. Các phương án phối hợp giữa cơ sở với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để huy động nguồn lực. Nhằm mục đích ứng phó và khắc phục sự cố. Các giải pháp ngăn chặn và hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra ngoài môi trường. Những phương án nhằm khắc phục môi trường sau khi xảy ra sự cố hóa chất.

Đối với nhóm 3 thì nội dung an toàn hóa chất như sau:

  • Những loại hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng và bảo quản hóa chất. Tên loại hóa chất, phân loại và ghi nhãn hóa chất, tính chất nguy hiểm của hóa chất và phiếu an toàn hóa chất;
  • Những nguy cơ làm mất an toàn hóa chất trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng và bảo quản các loại hóa chất;
  • Quy trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng và bảo quản các loại hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; các quy định về vấn đề an toàn hóa chất;
  • Những quy trình nhằm ứng phó sự cố hóa chất xảy ra: Sử dụng các loại phương tiện cứu hộ xử lý các sự cố cháy, nổ, phát tán, rò rỉ hóa chất; thực hiện sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; kiểm tra, sử dụng, bảo quản các trang thiết bị an toàn, các phương tiện và trang thiết bị bảo vệ cá nhân nhằm mục đích ứng phó sự cố hóa chất; sơ đồ, quy trình liên lạc thông báo sự cố hóa chất xảy ra; cách hạn hế và ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra ngoài môi trường sống; thu gom hóa chất bị tràn đổ và biện pháp khắc phục môi trường sau khi xảy ra sự cố hóa chất.
Xem thêm:  Huấn luyện an toàn trong hàn cắt kim loại và sơn mạ

 

Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất

Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất

  • Đối với Nhóm 1: Ít nhất là 8 giờ, kể cả thời gian kiểm tra;
  • Đối với Nhóm 2: Ít nhất 12 giờ, kể cả thời gian kiểm tra;
  • Đối với Nhóm 3: Ít nhất 16 giờ, kể cả thời gian kiểm tra.

Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất

  1. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực hóa chất. Hoặc những tổ chức được cấp phép huấn luyện an toàn hóa chất chịu trách nhiệm kiểm tra và đánh giá kết quả huấn luyện.
  2. Quy định về việc kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất:

Nội dung kiểm tra sẽ phải phù hợp với nội dung được huấn luyện;

Thời gian kiểm tra: 02 giờ (tối đa);

Bài kiểm tra đạt yêu cầu: Từ điểm trung bình trở lên.

  1. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa huấn luyện và kiểm tra. Kết quả huấn luyện an toàn hóa chất, các tổ chức, cá nhân và tổ chức huấn luyện. Kiểm tra sẽ phải có quyết định về việc công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất.
  2. Các giấy tờ, hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất như sau:
  • Nội dung về việc huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Danh sách người được tham gia huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Thông tin người huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Nội dung huấn luyện và kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Quyết định của tổ chức, cá nhân về việc công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất;
  • Hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất được lưu giữ trong vòng 03 năm. Và phải xuất trình đầy đủ hồ sơ khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

 

Liên hệ đăng ký đào tạo 

Trên đây là một số điều tư vấn về học an toàn hóa chất nhóm 3. Hy vọng bạn đọc đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của mình về vấn đề này. Hãy liên hệ với VĐT&BDCBXD nếu cần tư vấn & đăng ký tổ chức đào tạo tại đơn vị.

 

♦ Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng.

♦ Adress: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark – Số 1 Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội.

♦ Website: https://vienxaydung.edu.vn/

♦ Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa) –

♦ Email: vienxaydung.edu.vn@gmail.com