Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) là việc làm cần thiết trước khi xây dựng dự án. Nhằm đưa ra các giải pháp dự phòng, xử lý, hạn chế ô nhiễm môi trường trong, sau khi dự án xây dựng.
Mọi hoạt động sống của con người đều có tác động đến môi trường xung quanh. Đặc biệt nhất là hoạt động xây dựng. Do đó, trước khi một dự án tiến hành khởi công xây dựng, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) là điều bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật.
♦ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM cho nhà máy sản xuất đồ gỗ
♦ Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 1, 2, 3
Tại sao cần lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM)?
Đánh giá tác động môi trường là công việc được làm khi chuẩn bị dự án. Việc này nhằm đánh giá những ảnh hưởng từ việc xây dựng dự án đến môi trường. Bao gồm các mặt tích cực và tiêu cực. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại đó.
Tác động môi trường kể đến ở đây bao gồm các tác động trong giai đoạn thi công, và khi công trình hoạt động.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) là một trong những điều kiện cần để dự án được phép thực hiện. Chủ dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mẫu báo cáo được quy định bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo này phải nhận được sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Lúc đó, báo cáo mới có hiệu lực.
Ai là người lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM)?
Đối tượng đánh giá tác động môi trường được quy định rõ trong phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP. Được phân thành các nhóm dự án như sau:
- Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Quốc Hội.
- Nhóm dự án sử dụng đất liên quan đến các khu được xếp hạng cấp quốc gia.
- Dự án liên quan đến chuyển đổi đất rừng, đất trồng lúa.
- Nhóm các dự án về xây dựng.
- Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nhóm các dự án về giao thông.
- Nhóm các dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ.
- Nhóm các dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt.
- Nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
- Nhóm các dự án về dầu khí.
- Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải.
- Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim.
- Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ.
- Nhóm các dự án sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Nhóm các dự án chế biến nông sản.
- Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Nhóm dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo.
- Nhóm các dự án sản xuất giấy và văn phòng phẩm.
- Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc.
- Nhóm các dự án khác.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện bởi chủ dự án thuộc các đối tượng nêu trên. Hoặc doanh nghiệp, tổ chức có thể thuê một tổ chức tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) giúp cho mình.
Chủ dự án có nghĩa vụ khai báo chính xác các nội dung, số liệu trong hồ sơ báo cáo. Và chính là người chịu trách nhiệm trước pháp luật với những nội dung khai báo đó.
Tổ chức lập báo cáo được thuê bởi chủ dự án phải chịu trách nhiệm về những nội dung liên quan trước chủ dự án và pháp luật. Đòi hỏi các thông tin, số liệu phải chính xác, khách quan.
Quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM)
- Tổ chức tiến hành thu thập và tổng hợp các thông tin về dự án, các thông tin về khu vực xây dựng dự án như: địa chất, khí tượng thủy văn, các yếu tố kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên,…
- Tham vấn ý kiến: Tổ chức tham vấn với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự án xây dựng. Và mở cuộc họp cộng động với những người đại diện mà Ủy ban nhân dân mời đến.
- Tiến hành quan trắc hiện trạng môi trường. Xem xét các yếu tố về môi trường nước (bao gồm nước thải, nước mặt, nước ngầm), không khí, và đất.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực xây dựng dự án. Khi dự án được xây dựng lên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến môi trường, tài nguyên? Có cần thay đổi những gì về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội tại đó?
- Thu thập, thống kê, phân tích, đánh giá các nguồn gây ô nhiễm, chất thải từ hoạt động của dự án.
- Từ các số liệu thống kê được, đề xuất những phương án dự phòng, xử lý và quản lý hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường trong 2 giai đoạn: xây dựng và vận hành.
- Đề ra kế hoạch xây dựng, quản lý và giám sát môi trường.
- Soạn thảo, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Lập Hội đồng thẩm định.
- Tiến hành bảo vệ báo cáo dự án trước Hội đồng thẩm định.
- Tiến hành chỉnh sửa nội dung báo cáo theo ý kiến, yêu cầu mà Hội đồng thẩm định đưa ra.
- Trình nộp lại và nhận Quyết định phê duyệt dự án từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM)
Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) bao gồm các loại giấy tờ theo quy định. Các loại giấy tờ được làm theo biểu mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Các loại giấy tờ pháp lý
- Giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp.
- Bản thuyết minh dự án đầu tư, hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc các tài liệu tương đương của dự án.
- Giấy phép sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Hợp đồng đấu nối hoặc biên bản thỏa thuận đấu nối nước thải vào khu công nghiệp.
- Thỏa thuận địa điểm xây dựng
- Báo cáo khảo sát địa chất công trình
- Các quyết định hoặc văn bản liên quan khác đến đầu tư dự án.
Các bản vẽ
- Bản vẽ mặt bằng tổng thể của dự án.
- Bản vẽ vị trí của dự án.
- Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải của dự án.
- Bản vẽ phân khu chức năng của dự án.
- Bản vẽ hệ thống thoát nước mưa, nước thải từ dự án.
- Bản vẽ mặt cắt đứng của dự án.
Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM)
Các cơ quan tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Các cơ quan có quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) của các dự án thuộc thẩm quyền của mình.
Tùy loại dự án để có thời gian thẩm định không quá 30 ngày hoặc 45 ngày. Trong khoảng thời gian này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo cho chủ dự án biết kết quả bằng văn bản. Nếu có yêu cầu bổ sung, sửa chữa, thì thời gian chủ đầu tư hoàn thành báo cáo sẽ không được tính vào khoảng thời gian trên.
Thành phần Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng
- Phó Chủ tịch hội đồng (trong trường hợp cần thiết).
- Ủy viên thư ký, Ủy viên phản biện và một số Ủy viên khác.
Trong đó phải có ít nhất 30% số thành viên hội đồng có từ 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường.
Trách nhiệm của hội đồng thẩm định là phải xem xét, đánh giá và đưa ra ý kiến về báo cáo đánh giá tác động môi trường. Đây là cơ sở để cơ quan thẩm định xem xét, quyết định có phê duyệt báo cáo hay không.
Đôi khi, việc thẩm định không nhất thiết phải lập Hội đồng thẩm định, chỉ cần lấy ý kiến từ các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM)
Viện Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng là gợi ý hàng đầu giúp chủ dự án thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:
♦ Viện Đào Tạo & Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng.
♦ VPGD: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark – Số 1 Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội.
♦ Website: https://vienxaydung.edu.vn/
♦ Hotline: 0904.889.859 (Ms.Hoa) –
♦ Email: vienxaydung.edu.vn@gmail.com