Đối tượng và nội dung khóa học cấp chứng chỉ an toàn lò hơi

Lò hơi hay nồi hơi là thiết bị có ứng dụng cao trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp hiện nay, tuy xuất hiện từ khá lâu song nhiều ngành công nghiệp quan trọng không thể  vắng bóng vai trò của chiếc lò hơi. Lò hơi vận hành trên nguyên lý tạo hơi dựa trên việc đun nóng hơi nước để chạy các máy móc và dây chuyền sản xuất liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn lao động và sử dụng lò hơi được chủ doanh nghiệp quan tâm. Do đó việc học chứng chỉ an toàn lao động trong vận hành lò hơi có ý nghĩa quan trọng để hạn chế những rủi ro không đáng có. Trong bài viết hôm nay Viện Xây dựng sẽ chỉ cho các bạn các nội dung liên quan đến chứng chỉ an toàn lò hơi để các bạn có thể áp dụng và xin cấp chứng chỉ dễ dàng.

>>> Xem thêm:

♦        Chứng chỉ an toàn tiêm chủng có vai trò như thế nào?

♦       Vai trò và ý nghĩa của việc cấp chứng chỉ an toàn ven biển

chứng chỉ an toàn lò hơi
Chứng chỉ an toàn lò hơi

Mục đích, ý nghĩa của công tác tham gia huấn luyện an toàn nồi hơi

Mục đích, ý nghĩa khi tham gia huấn luyện chứng chỉ an toàn lò hơi là để cho các đối tượng tham gia có các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong các nội dung sau:

–         Quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người sử dụng lao động; người lao động trong việc chấp hành đúng đắn, nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động.

–         Các chế độ và chính sách của Nhà nước đối với vấn đề an toàn vệ sinh lao động với người lao động hiện nay.

–         Điều kiện lao động và những yếu tố nguy hiểm, độc hại gây bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động và các biện pháp phòng ngừa chúng.

–         Hệ thống các kiến thức cơ bản về kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động.

–         Chức năng, công dụng và cách bảo quản, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến. Những biện pháp đảm bảo an toàn trong vận hành lò hơi.

Đối tượng tham gia khóa học cấp chứng chỉ an toàn lò hơi

Đối tượng tham gia cấp chứng chỉ an toàn lò hơi bao gồm các nhóm đối tượng sau:

–         Là học viên đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên

–        Cá nhân, tổ chức, các công ty, doanh nghiệp…có mong muốn tham gia khóa học nâng cao trình độ và đáp ứng được các yêu cầu về các nội dung như: thời gian, học phí ……. của khóa vận hành lò hơi.

–         Đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe tốt có thể tham gia khóa học và làm việc.

–         Bên cạnh đó, ưu tiên những đối tượng là con em chính sách, bộ đội xuất ngũ, dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa…

Xem thêm:  Chứng chỉ an toàn tiêm chủng có vai trò như thế nào?

Nội dung khóa huấn luyện an toàn lao động trong vận hành lò hơi

Huấn luyện an toàn cấp chứng chỉ an toàn lò hơi để có thể nắm rõ sự vận hành và cách tổ chức hoạt động, bảo dưỡng và xử lý của nồi hơi, thực hiện được các thao tác vận hành và xử lý của nồi hơi, đồng thời hiểu và biết cách đảm bảo an toàn trong vận hành nồi hơi,…

Nội dung khóa học cấp chứng chỉ an toàn lò hơi bao gồm:

–         Các khái niệm cơ bản về vấn đề nhiệt và truyền nhiệt

–         Nội dung cấu tạo chung và các thông số đặc trưng của nồi hơi

–         Nội dung về cấu tạo của nồi hơi mà người lao động đang vận hành

–         Nội dung về các thiết bị phụ, cơ cấu đo kiểm lắp trên nồi hơi đang vận hành như: Van an toàn, ap kế, ống thủy, van xả đáy,…

Quy trình học vận hành lò hơi an toàn

– Kiểm tra hệ thống lò hơi

– Sấy lò và kiểm tra lò

– Nhóm lò

– Vận hành lò hơi

– Cấp nước

– Chế độ xả bẩn

– Ngừng lò

– Vệ sinh và bảo dưỡng lò

Những nguy cơ gây mất an toàn và biện pháp khắc phục trong vận hành lò hơi

* Những nguy cơ gây mất an toàn trong vận hành lò hơi:

– Nổ áp lực hay còn gọi là nổ vật lý: do kết cấu và vật liệu chế tạo lò hơi không đảm bảo an toàn; không có chế độ kiểm tra định kỳ để phát  hiện tình trạng kết cấu thiết bị không có khả năng chịu áp lực.

– Bị bỏng: do hơi nước nóng bị rò rỉ qua các van khóa, van an toàn, bể ống thủy sáng, than cháy văng bắn qua cửa lò, . . .

– Bị điện giật: do các thiết bị điện đi kèm lò hơi không được lắp đặt đảm bảo an toàn đúng kỹ thuật.

– Ngoài ra, môi trường làm việc có nhiều bụi, nóng, không thông thoáng, tích tụ hơi khí độc (CO, CO2, . . . )

* Các biện pháp hạn chế mất an toàn trong vận hành lò hơi:

– Thiết bị cần phải được chế tạo và lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định KTAT, đăng ký sử dụng theo quy định.

– Việc vận hành thiết bị chỉ được giao cho những người từ 18 tuổi trở lên, có đủ sức khỏe, đã được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về kiến thức chuyên môn về an toàn lò hơi, quy trình kỹ thuật an toàn vận hành thiết bị chịu áp lực và phải được người sử dụng lao động giao trách nhiệm bằng văn bản.

– Việc quản lý lò hơi phải được giao cho những người có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm thực tế thông qua bằng văn bản quyết định.

– Việc quản lý lò hơi và các thiết bị phụ của nó phù hợp với những yêu cầu đã quy định trong các văn bản pháp luật.

– Bảo quản và thực hiện các chế độ bảo dưỡng, vận hành, tu sửa và khám nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật.

– Lò hơi phải có đủ các thiết bị an toàn như sau: Van an toàn, áp kế, bộ ống thủy, bơm cấp nước, Rơle áp suất, van xả đáy, van xả hơi.

– Nhà lò hơi phải được thông thoáng và thoát nước tốt đảm bảo an toàn.

Xem thêm:  Dịch Vụ Đăng Tải Thông Tin Về Năng Lực Hoạt Động Xây Dựng Uy Tín

– Trước khi vận hành lò hơi thì công nhân phải kiểm tra đầy đủ các cơ cấu an toàn, hệ thống điện, đồng hồ chỉ áp suất và tình trạng các van khóa lắp đặt trên lò hơi.

– Hàng ngày sẽ phải lau chùi mặt kính đồng hồ áp lực, mặt kính ống thủy để dễ dàng theo dõi mực nước và áp suất của lò.

– Người trực tiếp vận hành lò hơi phải luôn luôn có mặt khi thiết bị hoạt động, thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của lò hơi, các van xả, sự hoạt động của các dụng cụ kiểm tra đo lường: áp kế, van an toàn. Vận  hành lò hơi theo đúng quy trình vận hành của đơn vị và ghi chép ngày kiểm tra vào sổ nhật ký vận hành lò hơi.

– Công nhân vận hành lò hơi sẽ không được phép làm việc riêng, hoặc làm những công việc không có liên quan đến chức trách của mình hoặc tự ý bỏ đi nơi khác trong lúc điều khiển lò hơi. Đồng thời trong lúc làm việc, phải thường xuyên kiểm tra mức nước, áp lực hơi trong ống và nếu thấy không an toàn phải báo cho cán bộ kỹ thuật đơn vị biết để xử lý.

– Các dụng cụ làm xong phải để gọn gàng vào nơi quy định. Khu vực xung quanh lò hơi phải gọn gàng không gây trở ngại cho công nhân vận hành trong quá trình thao tác.

– Vệ sinh sửa chữa lò hơi phải ngồi chờ lò hơi nguội hẳn, sau đó mở hết cửa thông hơi mới cho người vào làm việc để tránh nguy hiểm.

– Lò hơi đốt dầu các ống dẫn phải kín tránh bị để rò rỉ. Nếu có dầu rơi vãi sẽ phải lau sạch ngay. Ống dẫn hơi, dẫn nước nóng phải được bao che cách nhiệt với bên ngoài.

– Những vật liệu dễ cháy nổ như xăng, dầu phải để xa lò hơi ít nhất 10m. trong quá trình làm việc không được để cạn nước. Cấm bơm nước vào lò hơi khi đang đốt lò.

– Hết ca làm việc phải ghi nhật ký, bàn giao tình trạng an toàn của lò hơi cho ca sau làm việc.

– Không được phép đưa vào vận hành các lò hơi chưa được đăng kiểm vào hoạt động.

– Phải cấm hàn, sửa chữa lò hơi và các bộ phận chịu áp lực của thiết bị khi còn áp suất.

– Phải lập tức đình chỉ sử dụng lò hơi đốt than trong các trường hợp như sau:

+ Khi áp suất trong lò hơi tăng quá mức cho phép mặc dù các yêu cầu khác quy định trong quy trình vận hành thiết bị đều bảo đảm thì phải đình chỉ.

+ Khi các cơ cấu an toàn không hoàn hảo cũng phải đình chỉ.

+ Khi phát hiện thấy một số các bộ phận chịu áp lực chính của lò hơi có vết nứt, phồng, gỉ mòn đáng kể, xì hơi, nước ở các mối nối, mối hàn, các miếng đệm bị xé,…

+ Khi áp kế hư hỏng và không có khả năng xác định áp suất trong lò hơi bằng một dụng cụ nào khác nữa và những trường hợp khác theo quy định trong quy trình vận hành của đơn vị.

Như vậy, với những chia sẻ về chứng chỉ an toàn lò hơi hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – 0909 099 583.