Chứng chỉ an toàn tiêm chủng có vai trò như thế nào?

Hiện nay tiêm chủng là một lĩnh vực có vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ thống kinh tế xã hội của một đất nước. Rất nhiều các chương trình huấn luyện thực hành an toàn trong tiêm chủng được triển khai, nhằm cung cấp những kiến thức cần thiết về tuân thủ các quy định an toàn trong tiêm chủng cho bác sĩ, cán bộ y tế phụ trách tiêm chủng của các bệnh viện, cơ sở y tế, như: cách tổ chức bàn tiêm, thực hiện tiêm an toàn nhất; bảo quản vắc-xin; cách xử trí sốc phản vệ (nếu có xảy ra); những kiến thức về các bệnh truyền nhiễm… Trong bài viết hôm nay Viện Xây dựng sẽ chỉ cho các bạn các nội dung liên quan đến chứng chỉ an toàn tiêm chủng để các bạn có thể áp dụng và xin cấp chứng chỉ dễ dàng.

>>> Xem thêm:

♦       Vai trò và ý nghĩa của việc cấp chứng chỉ an toàn ven biển

♦      Đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn bức xạ

Chứng chỉ an toàn tiêm chủng
Chứng chỉ an toàn tiêm chủng

An toàn trong tiêm chủng có vai trò quan trọng như thế nào?

Theo ước tính, mỗi năm ở các các nước phát triển và các nước đang phát triển sử dụng khoảng 16 tỷ mũi tiêm. Tuy nhiên, cùng với đó tầm quan trọng của công tác thúc đẩy đảm bảo trong tiêm chủng lại chưa được quan tâm.

Vài thập niên trước, việc thiếu an toàn trong hoạt động tiêm chủng đã để lại gánh nặng cho nhiều nước đang phát triển cũng như các nước phát triển với sự bùng nổ của các bệnh truyền nhiễm. 

Mặc dù hậu quả này không được đo lường một cách chính xác, nhưng theo những nghiên cứu cho thấy rằng có đến 40% mũi tiêm chủng là không an toàn, ở một số nước con số này có thể lên tới 70%, trên thế giới có từ 3-4 mũi tiêm được sử dụng trên đầu người mỗi năm.

Như vậy, có thể thấy nguy hiểm đến từ các mũi tiêm nhiễm trùng rất lớn, hàng ngàn hàng triệu người có nguy cơ bị nhiễm các mầm bệnh qua đường máu bao gồm cả HBV,HCV và HIV. Điều này đã tạo ra sự lúng túng vì hầu hết các bệnh nhiễm trùng là hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nhìn chung thì có 3 nội dung chính trong kiểm soát tiêm chủng mà việc tham gia các khóa học cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng là hoàn toàn cần thiết:

–         Thứ nhất, việc tái sử dụng dụng cụ tiêm.Mặc dù tổ chức Y tế thế giới WHO đã đề cập đến tiêu hủy tự động dụng cụ tiêm chủng nhưng do chưa được đào tạo đầy đủ và hạn chế kinh phí đã dẫn đến thực trạng tái sử dụng các ống tiêm một cách rộng rãi,đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Xem thêm:  Cách kiểm tra chứng chỉ năng lực xây dựng nhanh chóng, uy tín

–         Thứ hai, sức ép trong quan hệ người dân và nhân viên Y Tế đã làm tăng số lượng các loại tiêm chủng không cần thiết. Bệnh nhân có xu hướng thích tiêm chủng vì họ tin rằng tiêm là biện pháp “mạnh” và “tốt” hơn sự lựa chọn qua đường uống. Ngược lại nhân viên y tế vì sợ mất bệnh nhân và lợi ích kinh tế đã không cần thực hiện theo đơn.

–         Thứ ba, việc quản lý vật sắc nhọn đã không được chú ý cũng ảnh hưởng tới những dự án. Thiếu chính sách và tài trợ quốc gia đã khiến việc thu gom và tiêu hủy vật sắc nhọn trở thành một nguyên nhân chính ở các nước đang phát triển. Năm 1999 cùn với sự phối hợp của WHO, Safe Injection Global Network đã tập hợp các bên liên quan để thúc đẩy và thực hiện an toàn tiêm chủng trên toàn thế giới.

Ngoài đảm bảo về an toàn và hợp lý của thuốc tiêm, tổ chức cũng tư vấn cho các quốc gia về quản lý chất thải và chất lượng nhân viên chăm sóc sức khỏe, chi phí hiệu quả cho các thiết bị. Mặc dù sự can thiệp này đã đem lại nhiều thành công, tuy nhiên để loại bỏ triệt để vấn đề cần phải đưa vào điều khoản các mục tiêu: thay đổi hành vi, hệ thống quản lý chất thải hoàn thiện, có năng lực tài chính. 

Do đó càng khẳng định tầm quan trọng của việc cần cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng.

Đối tượng tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng

Đối tượng tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng bao gồm các nhóm đối tượng sau đây:

–         Nhóm đối tượng thứ nhất gồm lãnh đạo các khoa/phòng, các bệnh viện thực hiện công tác tiêm chủng; Đây là nhóm đối tượng đầu tiên, là những người giữ vai trò đứng đầu trong các tổ chức, cơ sở y tế, họ sẽ là những người có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng, chỉ đạo hoạt động của các bộ phận bên dưới nên cần thiết phải được trang bị những kiến thức thông qua khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng.

–         Thứ hai, bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên làm công tác tiêm chủng; Đây là nhóm đối tượng bao gồm những người sẽ trực tiếp tham gia vào hoạt động tiêm chủng nên việc cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng là không thể thiếu.

–         Thứ ba, giảng viên các cơ sở đào tạo cán bộ y tế. Đây là nhóm đối tượng tuy không trực tiếp tham gia vào hoạt động tiêm chủng nhưng lại đào tạo cho nhóm đối tượng đó nên không thể không có những kiến thức về an toàn tiêm chủng.

Nội dung khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng

Khi tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng, các học viên sẽ được hướng dẫn về phân loại vắc xin, đối tượng và lịch tiêm chủng các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng; dây chuyền lạnh và hướng dẫn bảo quản vắc xin; hướng dẫn ghi chép, báo cáo quản lý vắc xin, vật tư; an toàn tiêm chủng, phòng tránh sai sót trong thực hành tiêm chủng; hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng; hướng dẫn giám sát phản ứng sau tiêm chủng; hướng dẫn xử trí phản ứng sau tiêm chủng; hướng dẫn khám sàng lọc; quản lý số liệu tiêm chủng; sử dụng hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia; thực hành sắp xếp vắc xin trong tủ lạnh, phích vắc xin; định mức sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng; an toàn tiêm chủng, phòng tránh sai sót trong thực hành tiêm chủng; hướng dẫn xử trí phản ứng sau tiêm chủng…

Xem thêm:  Làm thế nào để tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng Hà Nội?

Thông thường, một khóa đào tạo để cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

–         Nội dung tổng quan về vắc-xin

–       Nội dung về một số văn bản pháp quy liên quan đến công tác, đào tạo an toàn tiêm chủng

–         Nội dung về một số vắc xin phòng bệnh

–         Tìm hiểu về an toàn tiêm chủng

–        Các kỹ năng và kiến thức trong việc giám sát phản ứng trước và sau tiêm chủng

–         Nội dung về các cách bảo quản vắc xin

–         Nội dung thực hành an toàn tiêm chủng

Hồ sơ đăng ký lớp học cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng

Để đăng ký tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng các bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

–         Bằng tốt nghiệp (bản sao có công chứng)

–         Bảng điểm (bản sao có công chứng)

–         Giấy khai sinh (bản sao có công chứng)

–         Chứng minh thư nhân dân (bản sao có công chứng)

–         4 ảnh 3×4 ( có viết kèm thông tin học viên ở mặt sau ảnh)

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ đào tạo cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng của Viện Xây dựng?

Viện Xây Dựng là tổ chức được thành lập từ lâu đời, có kinh nghiệm lâu năm trong việc đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn lao động cho người lao động và các doanh nghiệp. Viện tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tư vấn làm chứng chỉ an toàn tiêm chủng dựng hàng đầu tại Việt Nam. Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  • Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Như vậy, với những chia sẻ về chứng chỉ an toàn tiêm chủng hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn.