chứng chỉ năng lực giám sát xây dựng là gì? Đối tượng nào được cấp chứng chỉ năng lực giám sát xây dựng? Quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình như thế nào… Cùng Viện Xây dựng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm:
♦ Tại sao cần sử dụng dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng?
♦ Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng nhanh chóng uy tín
Định nghĩa chứng chỉ năng lực giám sát xây dựng là gì?
Cùng với hoạt động thi công xây dựng công trình, hoạt động giám sát luôn được thực hiện đồng thời nhằm đảm bảo các doanh nghiệp đơn vị thi công thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết của chủ đầu tư.
Những người hoạt động trong tổ chức này cần phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công – bản đánh giá vắn tắt của Sở xây dựng hoặc Bộ xây dựng nhằm khẳng định những cá nhân này có đủ điều kiện để tham gia hoạt động giám sát.
Những cá nhân khi tham gia hoạt động giám sát trong các lĩnh vực dưới đây sẽ yêu cầu cần phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
- Lĩnh vực giám sát thi công công trình dân dụng và công nghiệp, HTKT.
- Lĩnh vực giám sát lắp đặt thiết bị công trình.
- Lĩnh vực giám sát các công trình giao thông.
- Lĩnh vực giám sát việc thi công công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đối tượng được cấp chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng
Chứng chỉ năng lực giám sát thi công xây dựng là điều kiện đảm bảo cho tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động giám sát và thi công xây dựng dưới sự kiểm soát của pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam.
Một tổ chức, doanh nghiệp được cấp chứng chỉ năng lực, đồng nghĩa với việc nhận những đánh giá cao về năng lực trong hoạt động xây dựng bởi các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước.
Khi tổ chức của bạn muốn được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động, trước hết tổ chức cần đảm bảo các yêu cầu chung cũng như yêu cầu cụ thể theo từng hạng chứng chỉ. Các yêu cầu này đã được quy định rõ ràng trong Điều 59 và Điều 66 Nghị định 100/2018 NĐ-CP, bạn có thể tham khảo thêm.
Phân loại chứng chỉ năng lực giám sát xây dựng
Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình được chia thành các loại sau:
- Giám sát thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Giám sát lắp đặt thiết bị công trình, công nghệ.
- Giám sát công trình giao thông đường bộ.
- Giám sát công trình giao thông cầu.
- Giám sát công trình giao thông hầm.
- Giám sát công trình cảng.
- Giám sát công trình giao thông đường sắt.
- Giám sát lắp đặt thiết bị điện công trình.
- Giám sát cơ điện công trình.
- Giám sát hạ tầng kỹ thuật cấp nước.
- Giám sát hạ tầng kỹ thuật thoát nước.
- Giám sát hạ tầng kỹ thuật chất thải rắn.
- Giám sát công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng
Tổ chức tham gia hoạt động giám sát thi công xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
- a) Hạng I:
- – Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
- b) Hạng II:
- – Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng II trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
– Đã giám sát thi công xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
- c) Hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Phạm vi hoạt động:
- Hạng I: Được giám sát thi công xây dựng công trình tất cả các cấp cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;
- Hạng II: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực;
- Hạng III: Được giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực”.
Quy trình xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình
Thủ tục mà các cá nhân cần thực hiện để có thể được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm có các bước:
Bước 1: Các cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điều 55 nghị định 100/2018/NĐ -CP.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của sở xây dựng hoặc cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ xây dựng.
Bước 3: Tiến hành thi sát hạch. Nếu học viên đạt kết quả sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát theo thứ hạng đăng ký
Bước 4: Nhận chứng chỉ tại bộ phận đã nộp hồ sơ.
Phạm vi hành nghề và hoạt động xây dựng:
Hạng 1: Do Cục Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng – Bộ Xây Dựng cấp. Được làm giám sát trưởng, chỉ huy trưởng trực tiếp giám sát, thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Hạng 2: Do các Sở Xây Dựng địa phương, hội nghề nghiệp được bộ xây dựng cho phép cấp. Được làm giám sát trưởng, chỉ huy trưởng trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Hạng 3: Cá nhân được làm giám sát trưởng, chỉ huy trưởng và trực tiếp giám sát các công trình xây dựng từ cấp III trở xuống. Ở hạng mức này, cá nhân vẫn được phép tham gia giám sát một số công việc khác của các công trình cấp II cùng loại với cùng 1 loại công trình chứng chỉ hành nghề giám sát.
Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực giám sát xây dựng của Viện Xây dựng
Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực giám sát xây dựng theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.
Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.
Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:
- Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
- Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
- Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
- Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
- Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.
Trên đây là những ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề chứng chỉ năng lực giám sát xây dựng. Hy vọng bài viết trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu bạn đang cần xin cấp chứng chỉ năng lực giám sát xây dựng hãy xem xét thật kỹ và để tiết kiệm thời gian thì bạn nên sử dụng dịch vụ làm chứng chỉ năng lực xây dựng của đơn vị uy tín và chất lượng, Viện Xây dựng là một trong số đó.