Dịch vụ cấp chứng chỉ bồi dưỡng năng lực quản trị

Bồi dưỡng là một hoạt động nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng giúp con người phát triển một cách toàn diện. Một trong những hoạt động điển hình là bồi dưỡng năng lực quản trị. Vậy có bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng năng lực quản trị hay không? Các phương thức bồi dưỡng là gì? Cùng Viện Xây dựng tìm hiểu các nội dung trên trong bài viết dưới đây.

>>>> Xem thêm:

♦        Chứng chỉ năng lực thi công đường dây và trạm biến áp

♦        Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề năng lực cung cấp thiết bị

Dịch vụ cấp chứng chỉ bồi dưỡng năng lực quản trị
chứng chỉ bồi dưỡng năng lực quản trị

Bồi dưỡng là gì?

Bồi dưỡng (fostering) là quá trình giáo dục, đào tạo làm tăng thêm những kiến thức mới nâng cao trình độ với đối tượng là những người đang giữ chức vụ, đang thực thi công vụ của một ngạch, bậc nhất định. 

Chứng chỉ là một loại giấy tờ pháp lý chứng minh ghi nhận một người đã hoàn thành khoá bồi dưỡng, sát hạch trong lĩnh vực xây dựng.

Bồi dưỡng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Nhưng về bản chất thì bồi dưỡng chính là đào tạo lại hay tái đào tạo.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường, thì bồi dưỡng “là quá trình cập nhật kiến thức và các kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu không đáp ứng được trong thời điểm hiện tại trong một cấp học, bậc học và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ.

Hiểu theo nghĩa rộng thif bồi dưỡng là một quá trình đào tạo mục đích hình thành năng lực và phẩm chất nhân cách theo mục tiêu xác định. Như vậy, bồi dưỡng bao hàm cả quá trình giáo dục và đào tạo nhằm trang bị tốt nhất về tri thức, năng lực, chuyên môn nghiệp vụ và  nhân cách đạo đức. 

Quá trình bồi dưỡng, được hiểu theo nghĩa rộng diễn ra cả trong nhà trường và trong đời sống xã hội, có nhiệm vụ không những chỉ trang bị những kiến thức, năng lực chuyên môn cho người học trong nhà trường mà còn là quá trình cập nhật lỉen tục các kiến thức và kỹ năng, năng lực sau khoá bồi dưỡng để vươn đến sự hoàn thiênh.

Còn theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng lại được hiểu là quá trình bổ sung, phát triển, hoàn thiện nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn và những phẩm chất, nhân cách. Hoạt động này diễn ra sau quá trình người học kết thúc chương trình giáo dục và đào tạo ở nhà trường. 

Như vậy, bồi dưỡng là một phần, một bộ phận của quá trình giáo dục và đào tạo, là khâu tiếp nối giáo dục và đào tạo con người khi họ đã có những tri thức, năng lực chuyên môn và phẩm chất nhân cách nhất định được hình thành trong quá trình đào tạo ở nhà trường.

Như vậy, có thể hiểu bồi dưỡng là quá trình bổ sung sự thiếu hụt về tri thức, năng lực chuyên môn, cập nhật những cái mới để hoàn thiện hệ thống tri thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Bồi dưỡng là một khâu tiếp nối quá trình đào tạo.

Xem thêm:  Đăng ký đấu thầu qua mạng là gì?

Khái niệm chung về năng lực quản lý

Thực tế, khái niệm về năng lực quản lý không có gì quá khó hiểu bởi phân tích một cách đơn giản nhất khái niệm này có nghĩa là sự kết hợp của khả năng và thực lực quản lý ở mỗi con người.

Năng lực quản lý của mỗi người thường vừa nằm ở thực lực, tố chất có sẵn bên trong cũng vừa nằm ở những học hỏi ở trường lớp và trải nghiệm thực tế đã qua.

Một người có năng lực quản lý tốt đồng nghĩa với việc họ dễ dàng đạt được kết quả tốt đẹp trong việc đứng đầu, dẫn dắt các nhân viên cấp dưới của mình. Từ đó mang lại năng suất, hiệu quả công việc cao.

Những yếu tố tạo ra một người đứng đầu có năng lực quản lý

Trên lý thuyết, năng lực quản lý được phân tích khá đơn giản nhưng thực tế chứng minh rằng trong công việc có rất nhiều yếu tố để đánh giá một người đứng đầu, người lãnh đạo có năng lực quản lý hay không.

  • Khả năng lập kế hoạch, phân chia công việc hiệu quả

Đầu tiên, một người đứng đầu có năng lực quản lý bắt buộc phải có khả năng lập kế hoạch công việc khoa học và phân chia công việc công bằng, hợp lý cho các nhân viên cấp dưới.

Để làm được điều này, người quản lý đòi hỏi phải có hiểu biết về điểm mạnh cũng như điểm yếu và tâm tư của từng nhân viên. Bên cạnh đó họ cũng cần có năng lực nắm bắt công việc nhạy bén, hiệu quả mới có thể lập kế hoạch một cách hoàn hảo nhất.

  • Khả năng giải quyết nhanh chóng và triệt để mọi vấn đề

Người có năng lực quản lý cũng rất cần có khả năng phản xạ nhanh và giải quyết mọi vấn đề kịp thời mà vẫn đạt hiệu quả.

Người quản lý cần phải nắm rõ họ đang phải làm việc với một số lượng nhân viên cấp dưới rất đông, đồng nghĩa với khối lượng công việc rất nhiều. Do vậy trách nhiệm của họ là rất lớn.

Nếu là một người có sẵn trong mình năng lực quản lý cần thiết thì bằng khả năng và thực lực của bản thân, họ sẽ dễ dàng vượt qua mọi thử thách trong công việc. Cụ thể là người quản lý có năng lực thường sẽ bình tĩnh giải quyết mọi khó khăn một cách khéo léo, kịp thời và triệt để.

  • Có kiến thức sâu rộng và kỹ năng mềm cần thiết

Cuối cùng phải khẳng định rằng một người lãnh đạo có năng lực quản lý đòi hỏi phải có kiến thức chuyên ngành sâu rộng và một số kỹ năng mềm cần thiết.

Xét về kiến thức, một người làm chức vụ quản lý thường đã được đào tạo kỹ về chuyên ngành. Điều này giúp ích cho họ rất nhiều trong việc điều phối công việc thành công.

Còn về kỹ năng mềm như chúng ta đã biết trách nhiệm của người quản lý không những phải giám sát, dẫn dắt nhân viên mà còn phải làm việc với cấp trên hay đối tác. Do đó người đứng đầu có năng lực quản lý phải có một số kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử,…

Xem thêm:  Sửa đổi điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng

Bồi dưỡng năng lực quản lý theo chuẩn cho hiệu trưởng các trường trung học cơ sở

Từ cách hiểu trên có thể khái quát: Bồi dưỡng năng lực quản lý theo chuẩn cho hiệu trưởng các trường trung học cơ sở là quá trình tác động theo kế hoạch và mục đích đã xác định của các chủ thể quản lý để cập nhật, bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng chuyên môn dạy học và nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp và nhiệm vụ quản lý trường học.

Về mục tiêu bồi dưỡng: Chương trình bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng trường trung học cơ sở là để nâng cao, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý của người hiệu trưởng đảm bảo cho họ hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao.

Về nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng năng lực quản lý cho hiệu trưởng trường trung học cơ sở rất đa dạng, có tính toàn diện, từ những kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; kỹ năng kỹ xảo quản lý; các hệ giá trị nghề nghiệp; các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người Cán bộ quản lý giáo dục… Có thể tập trung bồi dưỡng những nội dung cơ bản sau:

Kiến thức: Cập nhật các kiến thức hiện đại về giáo dục và quản lý giáo dục như cách tiếp cận mới, thành tựu mới của khoa học giáo dục; các văn bản của Đảng và Nhà nước về đường lối giáo dục; các văn bản, chỉ thị mới về giáo dục và đào tạo của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp từ Trung ương đến cấp cơ sở; các kiến thức về quản lý giáo dục và đào tạo như tư tưởng quản lý, chức năng, nguyên tắc, nội dung, phương pháp quản lý…

Kỹ năng: Những kỹ năng quản lý và thực thi hệ thống văn bản quản lý Nhà nước trong giáo dục và đào tạo; kỹ năng thanh kiểm tra, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông; phương pháp lập kế hoạch quản lý giáo dục và đào tạo, kế hoạch giáo dục và đào tạo và kế hoạch phát triển nhà trường.

Về phương pháp bồi dưỡng: Cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực hiệu quả. Ngoài việc tổ chức lên lớp, cần phát triển các hình thức: thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài, sử dụng các thiết bị dạy học, thiết kế các bài thi, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới.

Về hình thức bồi dưỡng: Tạo điều kiện để sử dụng các loại hình bồi dưỡng, tuy nhiên tập trung chủ yếu các hình thức bồi dưỡng sau: Bồi dưỡng thông qua các lớp tập huấn do các cơ quan quản lý giáo dục các cấp tổ chức; bồi dưỡng tập trung tại Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội; Bồi dưỡng từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức bổ trợ của băng hình, băng tiếng,…