Chứng chỉ năng lực công ty xây dựng có bắt buộc không?

Khi tham gia vào các hoạt động xây dựng, các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng đều phải có chứng chỉ năng lực xây. Vậy định nghĩa chứng chỉ năng lực công ty xây dựng thế nào? Liệu chứng chỉ năng lực công ty xây dựng có bắt buộc không? Điều kiện để các cá nhân, tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực này? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Viện Xây Dựng để giả đáp tất cả thắc mắc trên.

>>> Xem thêm:

♦        Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực thi công điện là gì?

♦        Làm thế nào để biết chứng chỉ năng lực công ty xây dựng giả?

Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không
chứng chỉ năng lực công ty xây dựng có bắt buộc không

chứng chỉ năng lực công ty xây dựng được hiểu thế nào cho đúng?

chứng chỉ năng lực công ty xây dựng thực tế là bản đánh giá năng lực sơ lược được tiến hành bởi Bộ Xây Dựng, Sở Xây dựng với các tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động cá nhân. 

Ngoài ra, chứng chỉ này sẽ nêu lên các điều kiện, quyền hạn của tổ chức, đơn vị tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động xây dựng đều phải có chứng chỉ năng lực công ty xây dựng thì mới đáp ứng điều kiện thi công xây dựng trên phạm vi cả nước. 

Hoạt động xây dựng được quy định theo nội dung được ghi trên chứng chỉ năng lực công ty xây dựng. Thông tin này được ghi nhận tại điều 59-67 Nghị Định 59/2015/NĐ-Cp và Thông tư 17/2016/TT-BXD.

Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định rõ tại điều 57, không có chứng chỉ năng lực công ty xây dựng thì các tổ chức, cá nhân hay đơn vị nào không được tham gia nghiệm thu, quyết toán hay đấu thầu công trình. 

Như vậy chứng chỉ năng lực công ty xây dựng là điều kiện bắt buộc với các cá nhân, tổ chức, đơn vị đang muốn hoạt động trong lĩnh vực này.

Giấy chứng nhận năng lực xây dựng được căn cứ vào đâu?

Luật Xây Dựng số 50/2014/QH13.

Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Thông tư 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn về nắng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

Nghị định 42/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

chứng chỉ năng lực công ty xây dựng có bắt buộc hay không bắt buộc?

Theo Điều 57 của Nghị định 42/2017/NĐ-CP, không có chứng chỉ năng lực xây dựng thì không tổ chức, cá nhân hay đơn vị nào được tham gia nghiệm thu, quyết toán hay đấu thầu công trinh. 

Như vậy trả lời cho câu hỏi chứng chỉ năng lực công ty xây dựng có bắt buộc không thì chứng chỉ năng lực công ty xây dựng là điều bắt buộc với các cá nhân, tổ chức, đơn vị đang muốn hoạt động trong lĩnh vực này.

Những lĩnh vực sau yêu cầu cần phải có chứng chỉ năng lực công ty xây dựng

Khảo sát xây dựng.

Lập quy hoạch xây dựng.

Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình.

Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.

Tư vấn quản lý dự án.

Thi công xây dựng công trình.

Giám sát thi công xây dựng.

Xem thêm:  Hướng dẫn tra chứng chỉ năng lực cá nhân

Kiểm định xây dựng.

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ năng lực công ty xây dựng như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 08/2018/TT-BXD về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:

Điều 4. Đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

  1. Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có trách nhiệm đánh giá năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức theo các điều kiện tương ứng với từng hạng và lĩnh vực hoạt động xây dựng được quy định tại Nghị định số 100/2018/NĐ-CP và Điều này. Tổ chức được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng khi các điều kiện được đánh giá là đạt yêu cầu.
  2. Tương ứng với từng hạng và lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, tổ chức phải có cá nhân đảm nhận các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; cá nhân tham gia thực hiện công việc có chuyên môn phù hợp theo quy định. Mỗi cá nhân thuộc tổ chức có thể đảm nhận một hoặc nhiều chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, tham gia thực hiện các công việc khi đáp ứng được điều kiện năng lực tương ứng theo quy định.
    Cá nhân tham gia thực hiện công việc của tổ chức được xác định là phù hợp với lĩnh vực hoặc loại hình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khi có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này phù hợp với công việc đảm nhận. Riêng trường hợp cá nhân phụ trách thi công phải có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng với trình độ chuyên môn được đào tạo của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng.
  3. Trường hợp tổ chức chỉ có cá nhân đảm nhận các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số lĩnh vực, loại hình, bộ môn thì việc đánh giá được thực hiện như sau:
  4. a) Đối với tổ chức khảo sát xây dựng: Trường hợp tổ chức kê khai cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng đối với một loại hình khảo sát xây dựng thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với loại hình khảo sát xây dựng đó;
  5. b) Đối với tổ chức lập quy hoạch xây dựng: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế quy hoạch xây dựng, chủ trì thiết kế các bộ môn kiến trúc – quy hoạch, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
  6. c) Đối với tổ chức thiết kế xây dựng công trình
    Đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế các bộ môn của thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm: thiết kế kiến trúc công trình, thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp, thiết kế cơ – điện công trình, thiết kế cấp – thoát nước công trình phù hợp với công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp tổ chức kê khai các cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì đối với một hoặc một số bộ môn của thiết kế xây dựng công trình thì chỉ xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với nội dung thiết kế xây dựng công trình của bộ môn đó.
    Đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình giao thông: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình giao thông phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
    Đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
    Đối với lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế xây dựng của tổ chức phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức.
  7. d) Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án: Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn của tổ chức phải chứng chỉ hành nghề: giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng phù hợp với công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức;
Xem thêm:  Đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn pccc uy tín chất lượng

đ) Đối với tổ chức giám sát thi công xây dựng: Trường hợp tổ chức kê khai cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng, giám sát viên chỉ có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnh vực giám sát thi công xây dựng theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP thì chỉ được xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đó.

  1. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực quyết định việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Trường hợp tổ chức đề nghị cấp nâng hạng, điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ năng lực thì thời hạn hiệu lực của chứng chỉ thực hiện theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP.
  2. Tổ chức nước ngoài không yêu cầu phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định tại Thông tư này khi hoạt động xây dựng tại Việt Nam.”

Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực công ty xây dựng tại Viện Xây dựng

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực công ty xây dựng theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  •       Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  •       Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  •       Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  •       Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  •       Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Tóm lại, chứng chỉ năng lực công ty xây dựng sẽ bắt buộc với tổ chức Việt Nam và thực hiện các hoạt động xây dựng có lĩnh vực nằm trong nhóm phải được cấp chứng chỉ. 

Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – .