Chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật được hiểu thế nào cho đúng?

Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật luôn là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Vậy những tổ chức, cá nhân nào có đủ điều kiện để được xây dựng công trình trong lĩnh vực này. Đó là phải có chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật. Vậy chứng chỉ này được quy định như thế nào? Cùng Viện Xây dựng lý giải trong nội dung bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm:

♦       Chứng chỉ năng lực xây dựng có bắt buộc không?

♦        Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực thi công điện là gì?

chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật
chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật

Vai trò của kết cấu hạ tầng kỹ thuật đối với sự phát triển đất nước

Trước khi tìm hiểu cụ thể về chứng chỉ năng lực xây dựng hạ tầng kỹ thuật chúng ta cần hiểu vậy kết cấu hạ tầng có vai trò như thế nào đối với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. 

Kết cấu hạ tầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế – xã hội được diễn ra một cách bình thường.

Kết cấu hạ tầng kinh tế: thuộc loại này bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như: năng lượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các công trình giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường ống), bưu chính- viễn thông, các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp… 

Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư.

Kết cấu hạ tầng phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kinh tế- xã hội. Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan toả lôi kéo các vùng liền kề phát triển. 

Xem thêm:  Tư Vấn Quản Lý Dự Án Và Giám Sát Thi Công Xây Dựng Là Gì?

Kết cấu hạ tầng phát triển trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ nghèo thông qua việc cải thiện hạ tầng mà nâng cao điều kiện sống của hộ. Phát triển kết cấu hạ tầng thực sự có ích với người nghèo và góp phần vào việc giữ gìn môi trường;

Phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện nâng cao trình độ kiến thức và cải thiện tình trạng sức khoẻ cho người dân, góp phần giảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội cho người nghèo. 

Tóm lại, kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. 

Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển.

Chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật được hiểu thế nào cho đúng?

chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật được hiểu là bản đánh giá vắn tắt, ngắn gọn của Bộ, Sở xây dựng cấp cho các tổ chức doanh nghiệp xây dựng hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật.

 Các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi phải chứng minh được năng lực của mình đáp ứng điều kiện để thực hiện

Giấy chứng nhận năng lực hạ tầng kỹ thuật được căn cứ vào đâu?

  • Luật Xây Dựng số 50/2014/QH13.
  • Nghị định 100/2018/NĐ – CP  quy định về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ xây dựng. 
  • Các văn bản hướng dẫn có liên quan khác.

Chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật có bắt buộc hay không?

Chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật là điều kiện bắt buộc phải có để doanh nghiệp tham gia hoạt động xây dựng theo nghị định 100/2018/NĐ-CP.

Những lĩnh vực cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật

  • Thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật
  • Giám sát Công trình dân dụng công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật
  • Thi công hạ tầng kỹ thuật
  • Quản lý dự án hạ tầng kỹ thuật

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật

  • Hạng 1

+ Doanh nghiệp, tổ chức đã tham gia thực hiện ít nhất 01 công trình hạ tầng kỹ thuật (thuộc lĩnh vực giám sát, thiết kế, thi công, QLDA) hạng 1 hoặc 02 công trình hạ tầng kỹ thuật hạng 2

+ Các cán bộ then chốt có chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 1 phù hợp

+ Kỹ sư tham gia công trình phải đảm bảo tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp

  • Hạng 2
Xem thêm:  Lĩnh vực hoạt động được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3

+ Doanh nghiệp, tổ chức đã tham gia thực hiện ít nhất 01 công trình hạ tầng kỹ thuật (thuộc lĩnh vực giám sát, thiết kế, thi công, QLDA) hạng 2 hoặc 02 công trình hạ tầng kỹ thuật hạng 3

+ Các cán bộ chủ chốt có chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 2 phù hợp

+ Kỹ sư tham gia công trình phải đảm bảo tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp.

  • Hạng 3

+ Các cán bộ then chốt có chứng chỉ hành nghề xây dựng hạng 3 phù hợp

+ Kỹ sư tham gia công trình phải đảm bảo tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật

Bộ hồ để được cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạ tầng kỹ thuật bao gồm các loại giấy tờ sau :

  1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu phụ lục V – Nghị định 100/2018/NĐ – CP.
  2. Đăng ký thành lập doanh nghiệp/tổ chức.
  3. Chứng chỉ năng lực (đối với thay đổi hạng và lĩnh vực chứng chỉ năng lực).
  4. Bằng cấp, chứng chỉ liên quan (theo điều kiện cấp mục trên) của cán bộ kỹ thuật.
  5. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của công nhân kỹ thuật.
  6. Biên bản nghiệm thu, hợp đồng công trình xin cấp năng lực.

Các giấy tờ trên (trừ đơn đề nghị cấp CCNL) là bản sao công chứng hoặc tệp tin màu đối chiếu bản gốc.

Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật tại Viện Xây dựng

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  •       Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  •       Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  •       Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  •       Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  •       Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Như vậy, chứng chỉ năng lực xây dựng hạ tầng kỹ thuật là một trong những loại chứng chỉ điển hình và phổ biến trong ngành xây dựng. Bạn cần tuân thủ đầy đủ thủ tục để được xin cấp chứng chỉ này đúng quy định pháp luật. 

Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – .