Chứng chỉ năng lực đấu thầu là bản đánh giá năng lực rút gọn của Cục quản lý hoạt động xây dựng – Bộ xây dựng và Sở xây dựng cấp chứng chỉ đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Để tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ năng lực đấu thầu mời độc giả cùng tham khảo bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm:
♦ Điều kiện cấp chứng chỉ thi công điện có phức tạp không?
♦ Các điều kiện cấp chứng chỉ năng lực kiểm định xây dựng nên biết
Một số kiến thức cần biết về chứng chỉ năng lực đấu thầu
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là cơ sở pháp lý đối với bất kỳ doanh nghiệp, đơn vị nào hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Nghị Định 100/2018/NĐ-CP, Điều 57 quy định rõ: “Không có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không được tham gia đấu thầu”, do đó, chứng chỉ năng lực xây dựng cũng có thể được gọi với tên là chứng chỉ năng lực xây dựng trong đấu thầu.
Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và đang thực thực hiện các dự án lớn hay nhỏ, điều kiện đầu tiên cần phải có đó là chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Chứng chỉ năng lực đấu thầu có thể dùng trong các lĩnh vực nào?
Khoản 19 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định: Tổ chức bắt buộc phải có chứng chỉ khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể sau đây:
- Khảo sát xây dựng công trình.
- Lập quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế và thẩm tra về thiết kế xây dựng công trình.
- Quản lý các dự án đầu tư vào xây dựng công trình.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng.
- Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Vì vậy, chứng chỉ năng lực xây dựng trong đấu thầu là buộc phải có nếu như các cá nhân đang hoạt động trên lĩnh vực xây dựng nêu trên. Vậy bạn đã biết hồ sơ chuẩn bị để xin cấp chứng chỉ cần những tài liệu, giấy tờ gì chưa.
Lưu ý: Một công ty, tổ chức có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực đấu thầu cho cùng một hay nhiều lĩnh vực tương ứng với nhiều thứ hạng từ hạng 1 đến hạng 3 khác nhau.
Hồ Sơ Cấp Chứng Chỉ Năng Lực Đấu Thầu
Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực tư vấn đấu thầu nói riêng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực xây dựng trong đấu thầu theo mẫu quy định tại nghị định 100/2018NĐ-CP của chính Phủ.
- File scan bản gốc giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan, công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
- File scan bản chính các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
- Bản kê khai kinh nghiệm làm việc có nội dung liên quan đến nội dụng trong chứng chỉ, kèm theo chứng chỉ hành nghề, hợp đồng lao động của các cá nhân chủ chốt theo mẫu.
- Kê khai kinh nghiệm máy móc đối với tổ chức thi công, khảo sát.
- Phải có quyết định thành lập phòng thí nghiệm hoặc hợp đồng nguyên tắc phòng thí nghiệm đối với các đơn vị xin khảo sát địa chất.
Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực đấu thầu theo từng lĩnh vực
Các doanh nghiệp, tổ chức nhà thầu xây dựng trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ đấu thầu (HSMT) phải có điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau:
Khảo sát xây dựng (KSXD), bao gồm:
Khảo sát địa hình; Khảo sát địa chất công trình
a, Điều kiện chung cấp chứng chỉ năng lực xây dựng đối với tổ chức KSXD
- Điều kiện chung: Có phòng thí nghiệm hoặc có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm với phòng thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng được công nhận theo quy định;
- Điều kiện chung: Có máy móc, thiết bị hoặc có khả năng huy động máy móc, thiết bị phục vụ công việc khảo sát của lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực.
b, Điều kiện đối với các hạng năng lực
Hạng 1:
- Chủ nhiệm khảo sát: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng I phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cán bộ chuyên môn: Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức đấu thầu;
- Kinh nghiệm công ty: Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại hình khảo sát.
Hạng 2
- Chủ nhiệm khảo sát: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng II phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cán bộ chuyên môn: Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức đấu thầu;
- Kinh nghiệm công ty: Đã thực hiện khảo sát xây dựng ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên hoặc 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại hình khảo sát.
Hạng 3:
- Chủ nhiệm khảo sát: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm khảo sát có chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng III phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ năng lực;
- Cán bộ chuyên môn: Cá nhân tham gia thực hiện khảo sát có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại hình khảo sát xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức đấu thầu;
- Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Quy hoạch xây dựng: QHXD
Hạng 1:
- Nhân sự: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc – quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Kinh nghiệm: Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Hạng 2
- Nhân sự: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc – quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề hạng II phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Kinh nghiệm: Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Hạng 3
- Nhân sự: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc – quy hoạch, kinh tế đô thị và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch có chứng chỉ hành nghề hạng III phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế xây dựng công trình
Hạng 1
- Nhân sự chủ chốt: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Nhân sự chuyên môn: Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Kinh nghiệm: Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.
Hạng 2
- Nhân sự chủ chốt: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng II phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Nhân sự chuyên môn: Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Kinh nghiệm: Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
Hạng 3
- Nhân sự chủ chốt: Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì các bộ môn thiết kế có chứng chỉ hành nghề hạng III phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Nhân sự chuyên môn: Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Kinh nghiệm: Không yêu cầu
Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cơ bản về chứng chỉ năng lực đấu thầu. Chúng tôi hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp quý bạn đọc hiểu hơn về loại chứng chỉ này. Xin chân thành cảm ơn!