Vai trò và ý nghĩa của việc cấp chứng chỉ an toàn ven biển

An toàn ven biển là một trong những nội dung rất quan trọng của việc đào tạo chứng chỉ an toàn lao động. Lao động trong lĩnh vực phải làm việc với các phương tiện vận tải trên biển luôn ẩn chứa những mối nguy hiểm nhất định thì việc chúng ta trang bị cho mình một nền tảng kiến thức cũng như các quy định mà các bộ ngành đề ra là điều rất cần thiết và quan trọng. Trong bài viết hôm nay Viện Xây dựng sẽ chỉ cho các bạn các nội dung liên quan đến chứng chỉ an toàn ven biển để các bạn có thể áp dụng và xin cấp chứng chỉ dễ dàng, góp phần hiểu rõ hơn tại sao chúng ta cần phải được huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn khi lao động trong lĩnh vực này cũng như có các loại chứng chỉ nào trong lĩnh vực ven biển.

>>> Xem thêm:

♦      Đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn bức xạ

♦     Dịch vụ đào tạo chứng chỉ an toàn bức xạ

chứng chỉ an toàn ven biển
Chứng chỉ an toàn ven biển

An toàn lao động và chứng chỉ trong an toàn lao động là gì?

An toàn lao động có thể hiểu là các giải pháp được với mục đích loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, thương tật, mạng sống của người lao động. Ngoài ra, giúp hạn chế đến tối đa hư hại vật chất, ô nhiễm môi trường xung quanh.

Chứng chỉ an toàn lao động là loại chứng chỉ mà khi trải qua quá trình học học huấn luyện an toàn lao động, học viên sẽ được cấp chứng chỉ an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

Chứng chỉ này được lưu hành và có hiệu lực trên toàn quốc. Nó là minh chứng cho quá trình bồi dưỡng, nâng cao nhận thức từ lý thuyết đến thực hành an toàn khi lao động của các học viên. Vì thế chứng chỉ này có ý nghĩa rất quan trọng. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chứng chỉ an toàn ven biển.

Vai trò và ý nghĩa của việc cấp chứng chỉ an toàn ven biển

Tình trạng tai nạn lao động diễn ra càng phổ biến ở mọi khu vực, mọi ngóc ngách. Nó không những gây hoang mang, lo lắng cho người lao động mà còn có khả năng gây ra thiệt hại rất lớn về cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp, thậm chí là tính mạng con người.

Xem thêm:  Chủ đề về An Toàn Điện phòng ngừa và mối nguy hiểm rủi ro

Tầm quan trọng của khoá học cấp chứng chỉ an toàn ven biển

An toàn lao động và vệ sinh lao động là những quy định bắt buộc có trong luật lao động bao gồm tất cả những quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động. Qua đó sẽ góp phần bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động. Theo đó việc đào tạo để cấp chứng chỉ an toàn ven biển cũng mang ý nghĩa quan trọng như vậy.

Việc đưa ra khóa học chứng chỉ an toàn ven biển là một việc rất tốt và hết sức cần thiết, góp phần bảo đảm cho chính người lao động khi làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều những nguy hiểm.

Ý nghĩa của quy định cấp chứng chỉ an toàn ven biển

Quy định về an toàn lao động và vệ sinh an toàn lao động nói chung và an toàn ven biển nói riêng, từ rất lâu đã trở thành một chế định bắt buộc trong luật lao động, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống thực tiễn của mỗi người.

Đầu tiền, đây là biểu hiện của sự quan tâm chu đáo của nhà nước đối với vấn đề đảm bảo sức khỏe làm việc lâu dài của người lao động.

Việc thực hiện các quy định về chứng chỉ an toàn ven biển đã phản ánh sâu sắc nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề nâng cao, phòng tránh cao nhất những thiệt hại, tổn thất, đảm bảo sức khoẻ của người lao động.

Bên cạnh đó, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất và tinh thần cho người lao động, khích lệ thực hiện tốt nghĩa vụ của người lao động. Điều đó được biểu hiện hết sức cụ thể bằng việc tuân theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình thực hiện, sử dụng lao động phải luôn đảm bảo đầy đủ các điều kiện, trang bị an toàn lao động như đồ dùng bảo hộ lao động, các chế độ phụ cấp lao động phù hợp, kịp thời…

Các loại chứng chỉ trong lĩnh vực an toàn ven biển

Theo quy định tại Thông tư 40/2019/TT-BGTVT về quy định thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa thì chứng chỉ an toàn ven biển bao gồm:

  • Chứng chỉ nghiệp vụ, (chứng chỉ nghiệp vụ là văn bằng chứng minh cá nhân đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ một lĩnh vực, ngành nghề nào đó dành cho những người không được đào tạo chuyên ngành đó nhưng muốn trở thành người lao động trong ngành nghề nhất định). Chứng chỉ nghiệp vụ trong lĩnh vực an toàn ven biển bao gồm các loại sau đây:

+ Chứng chỉ thủy thủ (TT);

+ Chứng chỉ thợ máy (TM);

+ Chứng chỉ tải phương tiện (LPT).

– Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt (chứng chỉ chuyên môn đặc biệt là loại chứng chỉ chứng minh cá nhân đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ một công việc cụ thể nhất định, nó bao hàm ý nghĩa hẹp hơn so với loại chứng chỉ nghiệp vụ). Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt trong lĩnh vực an toàn ven biển bao gồm các loại sau đây:

Xem thêm:  Tại sao bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng

+ Chứng chỉ điều khiển phương tiện cao tốc (ĐKCT);

+ Chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB);

+ Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB);

+ Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD);

+ Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở hóa chất (ATHC);

+ Chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL).

Điều kiện để được dự thi cấp chứng chỉ trong lĩnh vực an toàn ven biển

Điều kiện chung dự thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn:

–         Là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM

–         Đủ tuổi, đủ thời gian đảm nhiệm chức danh hoặc thời gian tập sự tính đến thời điểm ra quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra tương ứng với từng loại, hạng GCNKNCM, CCCM theo quy định.

–         Có giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

Điều kiện cụ thể dự thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn

Đối với kiểm tra để được cấp chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển theo quy định hiện nay: phải có GCNKNCM thuyền trưởng từ hạng ba trở lên, đồng thời phải có thời gian đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng hạng ba đủ 06 tháng trở lên.

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ đào tạo cấp chứng chỉ an toàn ven biển của Viện Xây dựng?

Viện Xây Dựng là tổ chức được thành lập từ lâu đời, có kinh nghiệm lâu năm trong việc đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn lao động cho người lao động và các doanh nghiệp. Viện tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tư vấn làm chứng chỉ an toàn ven biển dựng hàng đầu tại Việt Nam. 

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  • Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Như vậy, với những chia sẻ về chứng chỉ an toàn ven biển hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Viện Xây Dựng để được tư vấn miễn phí theo Hotline: 0904.889.859 – 0909 099 583.