Huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn lao động nhóm 6

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất các giá trị tinh thần xã hội. Trong quá trình lao động người lao động luôn tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường. Vậy an toàn lao động có vai trò như thế nào? Hoạt động cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6 được pháp luật quy định như thế nào? Cùng Viện Xây Dựng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm

♦    Chứng chỉ an toàn theo nghị định 44 cập nhật mới nhất

♦    Cấp chứng chỉ an toàn điện ở đâu?

chứng chỉ an toàn nhóm 6

Tầm quan trọng của an toàn lao động

Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của con người luôn tiềm ẩn những rủi ro, tai nạn. Chính điều này việc đảm bảo an toàn lao động là cần thiết, nó đảm bảo quyền lợi, lợi ích cho người công nhân cũng như các doanh nghiệp. Ở đâu có lao động ở đó có bảo hộ lao động.

Về phía nhà nước đã có những bộ luật về an toàn lao động để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người lao động. Việc huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6 nói riêng và an toàn lao động nói chung đóng vai trò quan trọng.

– Mục đích của an toàn lao động :

Mọi hoạt động sản xuất đều tiềm ẩn những rủi ro, yếu tố nguy hiểm ảnh hưởng đến năng suất lao động, sức khỏe người lao động. Chúng ta không thể lường trước được những yếu tố đó, nhưng bằng việc áp dụng các biện pháp an toàn lao động có thể hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro phát sinh.

Việc đảm bảo an toàn lao động giúp ngăn ngừa được tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ đó hạn chế ốm đau, giảm sút sức khỏe người lao động từ đó góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động và bảo vệ môi trường từ đó mang đến những lợi ích về kinh tế, xã hội

– Đồ bảo hộ an toàn lao động:

Người lao động được trang bị đồ bảo hộ lao động để đảm bảo sự an toàn của người lao động và năng suất của công việc. Với mỗi một công việc khác nhau lại có đồ bảo hộ lao động khác nhau sao cho phù hợp với tính chất công việc.

Đồ bảo hộ lao động bao gồm có mũ bảo hộ, quần áo, giày, các trang thiết bị vận hành… với mục đích đem lại sự an toàn của người lao động là trên hết. Để giải quyết nhu cầu về đồ bảo hộ lao động có rất nhiều công ty bảo hộ lao động được thành lập với mục đích đảm bảo an toàn lao động cho người lao động.

Huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn lao động nhóm 6

Hằng năm người lao động được tham dự những khóa đào tạo huấn luyện an toàn lao động theo nghị định 44 ngắn hạn nhằm giúp người lao động nắm được những kỹ năng đảm bảo an toàn trong quá trình lao động, các yếu tố nguy hại, biện pháp phòng ngừa, phương án sử lý khi sảy ra sự cố nhằm giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra tai nạn.

Xem thêm:  Huấn luyện an toàn trong hàn cắt kim loại và sơn mạ

Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động là công tác bắt buộc với tất cả các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng người lao động nhằm nâng cao ý thức về an toàn trong lao động và giảm thiểu các rủi ro, giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.

Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, kiểm định an toàn thiết bị và quan trắc môi trường lao động. 

Theo đó ngoài 4 nhóm đã được quy định theo Thông tư 27/2014/TT-BLĐTBXH thì có thêm 2 nhóm được phân trong công tác tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và nhóm 6 (an toàn, vệ sinh viên); nhóm 5 (người làm công tác y tế), cơ sở có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn cho lao động để được cấp chứng chỉ an toàn lao động.

Việc phân loại các nhóm và đào tạo cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6 được quy định tại Điều 7 của Nghị định 44/2016.

Đối tượng cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6

Điều 74 luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về cán bộ An toàn, vệ sinh viên như sau:

“Điều 74. An toàn, vệ sinh viên

  1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
  2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.
  3. An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở.”

Nội dung huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6

Nội dung huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6 được nêu tại Điều 18 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP, người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên. Cụ thể bao gồm:

Xem thêm:  Thẻ huấn luyện an toàn vận hành máy xúc, lu, đào, trộn bê tông, xây dựng

– Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

– Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh trong lao động

– Tổ chức bộ máy, quản lý an toàn, lao động tại cơ sở

– Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động

– Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, biện pháp phòng ngừa và cải thiện điều kiện lao động

– Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

Thời gian đào tạo chứng chỉ an toàn lao động nhóm 6

– Huấn luyện lần đầu cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ.

– Huấn luyện khi chuyển đổi công việc: Đối tượng đã được huấn luyện khi chuyển đổi từ công việc này sang công việc khác thì trước khi giao việc phải huấn luyện về nội dung an toàn, vệ sinh lao động sao cho phù hợp với công việc mới và được cấp chứng chỉ/chứng nhận huấn luyện mới.

– Huấn luyện lại: Khi cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ việc từ 6 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động phải được huấn luyện lại theo các nội dung quy định. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện ban đầu.

– Huấn luyện định kỳ: Định kỳ 2 năm một lần kể từ khi cấp chứng chỉ an toàn lao động nhóm 6.

Hồ sơ đăng ký đào tạo chứng chỉ an toàn nhóm 6 tại Viện Xây dựng

Hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6 bao gồm:

– Đơn đăng ký tham gia khóa đào tạo theo mẫu của trung tâm đào tạo (nơi đăng ký)

– 01 bản sao chứng minh nhân dân không cần công chứng

– 02 ảnh 3×4 ghi đầy đủ họ tên và ngày tháng năm sinh của học viên.

Lợi ích khi tham gia đào tạo 

Tham gia khóa huấn luyện đào tạo cấp chứng chỉ an toàn lao động nhóm 6 tại Viện Xây dựng sẽ có những lợi ích dưới đây:

* Đối với học viên 

– Giúp an toàn vệ sinh viên có bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động

– Học viên nắm vững kỹ năng tương tác với người lao động, tổ trưởng

– Cho phép học viên sử dụng quyền của bản thân một cách hiệu quả

– Nâng cao uy tín bản thân và mạng lưới an toàn vệ sinh

– Được hoàn thiện kiến thức và kỹ năng thông qua quá trình đào tạo thực tiễn.

* Đối với doanh nghiệp

– An toàn vệ sinh viên có khả năng giúp công ty/doanh nghiệp làm việc an toàn hơn.

– Kiểm soát hiệu quả rủi ro thông qua mạng lưới an toàn vệ sinh lao động

– Nâng tầm uy tín của công ty/doanh nghiệp đối với khách hàng

– Giúp nhân viên tích cực tham gia vào các hoạt động cải thiện môi trường làm việc

– Tạo được niềm tin bền vững trong lòng khách hàng đối với công ty/doanh nghiệp.

Như vậy, với những chia sẻ về huấn luyện cấp chứng chỉ an toàn nhóm 6 hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí theo: Hotline: 0904.889.859 – .