Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Bởi vì các bài viết trước, Viện Xây dựng đã từng đề cập rất nhiều đến vấn đề khái quát chung về chứng chỉ năng lực xây dựng dưới các góc độ khác nhau. Nên trong phạm vi bài viết này, Viện Xây sẽ không đi sâu vào phần khái quát chung về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng nữa mà sẽ đi sâu luôn vào phần nội dung của Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

 

chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Để tìm hiểu về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng, Viện Xây dựng đã căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau đây:

  • Luật Xây Dựng số 50/2014/QH13.
  • Nghị định 100/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định 42/2017/NĐ-CP;

Đối tượng được cấp chứng chỉ năng lực hoạt dộng xây dựng có thể phân làm hai loại chính: Là cá nhân và tổ chức.

Thứ nhất, về chứng chỉ năng lực hoạt động đối vơi cá nhân.

chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân hay còn được gọi là chứng chỉ hành nghề hoạt động của cá nhân (nay sẽ gọi chung là chứng chỉ năng lực hoạt động), được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có hoạt động xây dựng hợp pháp tại lãnh thổ Việt Nam để đảm nhận các chức danh khác nhau hoặc thực hiện hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật xây dựng năm 2014.

chung chi nang luc hoat dong xay dung của cá nhân có hiệu lực tối đa 05 năm. Riêng đối với chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú theo quy định do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-),như sau:

  • Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự trên đó thể hiện nơi cấp chứng chỉ, có thể là Bộ hoặc Sở Xây dựng tùy theo hạng chứng chỉ bạn muốn xin cấp.
  • Nhóm thứ hai thể hiện mã số chứng chỉ năng lực.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

  • Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú theo pháp luật hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
  • Hạng I: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
  • Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
  • Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
  • Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Xem thêm:  Hồ sơ, thủ tục công bố đủ điều kiện thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với cá nhân gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
  • Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề.
  • Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai.
  • Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.
  • Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Trừ danh mục tài liệu đầu tiên thì các tài liệu còn lại phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Thứ hai, về chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức.

Các lĩnh vực cần phải có chung chi nang luc hoat dong xay dung làm điều kiện tiên quyết:

  • Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
  • Lập quy hoạch xây dựng.
  • Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
  • Thi công xây dựng công trình.
  • Giám sát thi công xây dựng công trình.
  • Kiểm định xây dựng.
  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật.

Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng lần đầu bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định 100/2018/NĐ-CP;
  • Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập;
  • Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phục vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát xây dựng);
  • Chứng chỉ hành nghề hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc;
  • Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực;
  • Văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp của công nhân kỹ thuật (đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng);
  • Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành các công việc tiêu biểu đã thực hiện theo nội dung kê khai.
Xem thêm:  Cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng uy tín nhanh chóng

Ngoại trừ tài liệu đầu tiên, các tài liệu còn lại phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh chụp màu từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.

Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Bước 1: Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo quy định của pháp luật qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực.

Bước 2: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực có trách nhiệm cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 20 ngày đối với trường hợp cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng, điều chỉnh, bổ sung chứng chỉ năng lực; 10 ngày đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ năng lực. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực phải thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.

Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng tại Viện Xây dựng?

Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.

Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, chúng tôi với đội ngũ nhân viên nắm rõ quy định pháp luật về yêu cầu chứng chỉ năng lực, làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, hết sức mình hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác là địa điểm tin cậy cho người lao động.

Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

  • Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  • Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Trên đây là những thông tin mà Viện Xây dựng thu thập được từ những quy định mới nhất của pháp luật về vấn đề này. Mong rằng đây sẽ là một bài viết hữu ích, có thể cung cấp được nguồn dữ liệu tối đa đến với bạn đọc, giúp bạn đọc có thể phần nào hiểu rõ hơn về chung chi nang luc hoat dong xay dung, cũng như điều kiện cấp, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục để cấp chứng chỉ này.

Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – .