Cấp chứng chỉ an toàn điện ở đâu?

Điện là thứ không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong sản xuất hiện nay. Những hiểm họa từ các vụ mất an toàn điện đã được cơ quan chức năng nêu rõ trên các phương tiện truyền thông. Tai nạn điện xảy ra không ít, tuy nhiên không phải ai cũng đánh giá đúng được sự nguy hiểm của nó cho đến khi gặp nạn. Vì vậy, trong một số trường hợp và một số đối tượng pháp luật quy định về yêu cầu có chứng chỉ an toàn điện. Cùng Viện Xây Dựng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

>> Xem thêm

♦    Tại sao phải tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất?

♦    Ai được cấp chứng chỉ giảng viên an toàn theo quy định?

chứng chỉ an toàn điện
chứng chỉ an toàn điện

Việc cấp chứng chỉ an toàn điện căn cứ vào đâu?

quy định về chứng chỉ an toàn điện được dựa trên các căn cứ pháp lý như sau:

  • Thông tư 13/2016/BLĐTBXH danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt huấn luyện nhóm 3
  • Thông tư 31/2014/BCT Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện
  •  Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật điện lực về an toàn điện.
  • Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH về công tác huấn luyện an toàn lao động.
  • Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện;

Mục đích của việc đào tạo cấp chứng chỉ an toàn điện

Việc cấp chứng chỉ an toàn điện nói chung và chứng chỉ an toàn điện nhóm 3 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng, nhằm mục đích: 

Người lao động thường làm việc tại môi trường có nguồn điện, tiềm ẩn rủi ro khả năng cao gây nguy hiểm phải có thời gian huấn luyện về an toàn điện. Qua đó , mọi người nâng cao kiến thức an toàn cho người lao động, chủ động phòng ngừa được các tai nạn không đáng có.

Đối với những doanh nghiệp sử dụng lao động làm việc trong điều kiện yêu cầu chặt chẽ, nghiêm ngặt về an toàn lao động nói chung và an toàn điện nói riêng đều bắt buộc có chứng chỉ an toàn điện. 

Bên cạnh đó, việc cấp chứng chỉ an toàn điện phải đảm bảo tuân theo đúng quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Đối tượng tham gia huấn luyện là những ai?

  • Người làm các công việc bao gồm: vận hành, xây lắp, thí nghiệm, sửa chữa thiết bị điện hay các đường dây dẫn điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
  • Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo…
Xem thêm:  Báo Cáo: Tổ Chức Đào Tạo Lớp Bồi Dưỡng Nghiệp Vụ Đấu Thầu Qua Mạng Tại Tỉnh Vĩnh Phúc

Làm thế nào để tham gia khóa huấn luyện an toàn điện?

Dù bạn là người bắt buộc phải tham gia huấn luyện hay đơn giản muốn bồi dưỡng kiến thức cho bản thân thì bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu như sau:

  • 02 ảnh 2×3 (mặt sau ghi họ tên và ngày tháng năm sinh);
  • 01 bản sao chứng minh thư nhân dân

Nội dung huấn luyện được quy định như thế nào?

Với từng công việc cụ thể sẽ có nội dung huấn luyện khác nhau, cụ thể:

Người lao động làm công việc vận hàng đường dây dẫn điện.

Đối với đường dây dẫn điện.

  •  Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố đường dây dẫn điện.
  •  An toàn khi kiểm tra đường dây dẫn điện. An toàn khi làm việc trên đường dây dẫn điện đã ngắt hay vẫn đang mang điện. Chặt, tỉa cây trong và gần hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện. Làm việc trên cao

Đối với thiết bị điện

  • Quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố, quy định an toàn điện cho thiết bị điện, trạm điện.
  • An toàn khi kiểm tra thiết bị điện. Đưa thiết bị điện vào hoặc ngừng vận hành. An toàn khi làm việc với các thiết bị điện, hệ thống điện.
  • Phòng cháy chữa cháy cho thiết bị điện và trạm điện.

Nội dung dành cho người làm công việc xây lắp điện

  • An toàn khi đào, đổ móng cột, đào mương cáp ngầm
  • An toàn khi lắp, dựng cột điện
  • An toàn khi rải, căng dây dẫn, dây chống sét
  • An toàn khi lắp đặt thiết bị điện

Nội dung dành cho người làm công việc thí nghiệm điện

  • Quy trình vận hành và xử lý sự cố, quy định an toàn cho các thiết bị của các trạm thử nghiệm, phòng thí nghiệm. Biện pháp tổ chức đảm bảo an toàn khi thử nghiệm điện.
  • An toàn khi tiến hành các loại thử nghiệm riêng biệt như thử nghiệm máy điện, máy biến điện áp, biến dòng điện. Cách điện của cáp điện.

Cho người làm công việc sửa chữa đường dây dẫn điện, thiết bị điện

  • Đối với đường dây dẫn điện: An toàn khi sửa chữa trên đường dây dẫn điện đã cắt điện hoặc đang mang điện đi độc lập hoặc trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang vận hành.
  • Đối với thiết bị điện: an toàn khi làm việc với từng loại thiết bị điện như máy biến áp, máy cắt, máy phát điện. Các động cơ điện cao áp, tụ điện, hệ thống điện một chiều.

Cho người làm công việc leo trèo, tháo, kiểm tra hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt

An toàn khi trèo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng tại vị trí lắp đặt khi có điện hoặc khi không có điện.

Huấn luyện phần thực hành

  • Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra, thí nghiệm các trang thiết bị an toàn. Phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.
  • Phương pháp tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện. Sơ cứu người bị tai nạn điện.
  • Những nội dung, thao tác liên quan đến việc đảm bảo an toàn phù hợp với công việc người lao động.
Xem thêm:  Phổ biến Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng

Làm thế nào để được cấp chứng chỉ an toàn điện?

Theo quy định về chứng chỉ an toàn điện, bạn cần phải tham gia huấn luyện an toàn điện trước. Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn. 

Chúng tôi được Bộ LĐTBXH chứng nhận có đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; Bài giảng sinh động, đầy đủ hình ảnh, video, thường xuyên cập nhật kiến thức mới theo Luật và quy định hiện hành; Đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để truyền đạt kiến thức cho học viên.

Bên cạnh đó, trang thiết bị hỗ trợ huấn luyện an toàn đầy đủ, hỗ trợ học viên thực hành một cách tốt nhất. Có nhiều phòng học phù hợp với quy mô học viên lớn nhỏ; Có những khóa học thiết kế riêng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp; Hỗ trợ trước và sau khóa học hoàn toàn miễn phí, nhiệt tình và trách nhiệm; Chi phí huấn luyện linh hoạt phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Hơn thế nữa, quý khách được:

  • Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
  • Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
  • Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
  • Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
  • Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.

Tại khóa huấn luyện của chúng tôi, bạn sẽ nhận được:

Đối với học viên:

  • Biết cách xử lý các tình huống mất an toàn điện xảy ra,
  • Biết cách sơ cứu cơ bản khi gặp người bị tai nạn điện,
  • Biết cách tự bảo vệ bản thân, những người xung quanh kiểm soát được các yếu tố có thể gây tai nạn điện trong quá trình làm việc.
  • Cho phép bạn sử dụng quyền của mình một cách hiệu quả,
  • Nâng cao uy tín của bạn đối với khách hàng,
  • Bạn được hoàn thiện các kinh nghiệm, kỹ năng thông qua những tình huống thực tiễn.

Đối với doanh nghiệp:

  • Nâng tầm của doanh nghiệp,
  • Góp phần nâng cao năng suất, giảm thời gian nghỉ làm việc do bệnh tật và tai nạn/nâng cao nhận thức về an toàn điện trong toàn tổ chức,
  • Giúp nhân viên tích cực làm việc an toàn, cải thiện môi trường làm việc,
  • Tạo được lòng tin đối với người lao động, khách hàng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về khóa huấn luyện cũng như để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc quý học viên/doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới hotline của Viện xây dựng: 0904.889.859 – .