Huấn luyện đào tạo an toàn vệ sinh lao động là công tác cần thiết & mang tính bắt buộc đối với nhiều ngành nghề mang đặc tính đặc trưng như trong môi trường làm việc an toàn chất hóa học, an toàn điện, an toàn trong công trường xây dựng … Nhưng hiện nay vẫn còn ít những cơ quan, công ty đủ tiêu chí theo quy định của pháp luật để có thể tự tiến hành giáo dục huấn luyện an toàn cho người làm trực tiếp tham gia lao động. Để thêm nhiều thông tin chi tiết về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động , hãy xem tiếp phần nội dung tiếp theo.
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?
Công tác huấn luyện đào tạo an toàn vệ sinh lao động ( ATVSLĐ) là công tác huấn luyện thực hiện đào tạo cho những người làm việc, lao động có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, với mục đích nâng cao nhận thức về an toàn trong lao động ở những môi trường làm việc khác nhau. Giúp đảm bảo sự an toàn & hạn chế nguy cơ tai nạn, gây nguy hiểm cho người tham gia lao động.
Thực hiện tốt công tác an toàn lao động trong công việc sẽ bảo đảm an toàn cho người lao động, giảm thiểu tối đa các trường hợp tai nạn lao động không mong muốn.
Lợi ích huấn luyện an toàn lao động là gì?
– Nâng cao nhận thức, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.
– Đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng & giảm số lượng các trường hợp tai nạn lao động
– Duy trì sức khỏe, khả năng lao động tốt, phục vụ và đáp ứng hoàn thiện công việc được giao.
– Doanh nghiệp giảm thiểu các trường hợp không mong muốn do tai nạn lao động, Tiết kiêm được thời gian, chi phí liên quan.
– Tính ổn định của doanh nghiệp được duy trì và phát triển bền vững.
Các luật, nghị định, thông tư liên quan về ATLVSLĐ
– Luật An toàn lao động ngày 25/6/2015
– Nghị định số 44/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm tra kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và Quan trắc môi trường lao động.
– Nghị định 140/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ LĐTB-XH.
– Nghị định số 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động.
– Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.
– Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Đối tượng & nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho 6 nhóm:
Đối tượng tại Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động được quy định thành các nhóm sau đây:
Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
Người đứng đầu đơn vị, giám đốc, cơ sở nhà máy – xưởng sản xuất, kinh doanh. Các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc & phụ trách trực tiếp bộ phận kỹ thuật, kinh doanh hay sản xuất, quản đốc các nhóm, phân xưởng…..v..v…v….Và cấp phó sau người đứng đầu, quản lý..
Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 2: Người giam gia quản lý tham gia trực tiếp an toàn vệ sinh lao động
– Người tham gia trực tiếp trong công tác an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc ( Cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách chịu trách nhiệm về ATVSLĐ)
Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 3: Người lao động có yêu cầu bắt buộc về nghiêm ngặt trong ATVSLĐ.
Người lao động làm công việc thuộc những danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ LĐ – TB & XH ban hành tại Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH.
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho nhân viên bán hàng
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực cơ khí
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong không gian kín
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động làm việc trên cao
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong kinh doanh Xăng Dầu, LPG
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực điện
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực thương mai
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trên sông nước…….
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong hàn cắt kim loại
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực viễn thông.
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực may mặc
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động Hóa chất
– Huấn luyện An toàn vệ sinh khi phá dỡ kết cấu công trình
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong vận hành máy
– Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động trong công trường xây dựng
– Huấn luyện An toàn lao vệ sinh động trong bệnh viện, tòa nhà.
Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 4 : Những người lao động không thuộc các nhóm còn lại 1,2,3,5.
Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 5 : Cán bộ y tế tại nơi công tác làm việc.
Đối tượng huấn luyện an toàn nhóm 6 : Người tham gia vệ sinh viên, an toàn.
Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện nhóm 1
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
2. Huấn luyện nhóm 2
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện nhóm 3
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.
4. Huấn luyện nhóm 4
a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
5. Huấn luyện nhóm 5:
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: Yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
6. Huấn luyện nhóm 6:
Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.
Thời gian đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện cấp giấy chứng nhận an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Chương trình khung và chương trình, tài liệu huấn luyện
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành Chương trình khung chi tiết huấn luyện chuyên ngành, đặc thù theo Chương trình khung huấn luyện quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Tổ chức huấn luyện, doanh nghiệp tự huấn luyện căn cứ chương trình khung huấn luyện, xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện và yêu cầu thực tế huấn luyện.
Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ
1. Huấn luyện cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Ít nhất 02 năm một lần, kể từ ngày Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có hiệu lực, người được huấn luyện phải tham dự khóa huấn luyện để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện ít nhất bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu. Người làm công tác y tế thực hiện việc cập nhật kiến thức theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
2. Huấn luyện định kỳ theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật an toàn, vệ sinh lao động
Người lao động thuộc nhóm 4 được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
3. Huấn luyện khi có sự thay đổi về công việc; thay đổi về thiết bị, công nghệ và huấn luyện sau thời gian nghỉ làm việc
a) Thay đổi công việc hoặc thay đổi thiết bị, công nghệ: Trước khi giao việc phải được huấn luyện nội dung về an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với công việc mới hoặc thiết bị, công nghệ mới.
Trường hợp đối tượng đã được huấn luyện trong thời hạn dưới 12 tháng kể từ khi chuyển sang làm công việc mới hoặc kể từ khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ thì nội dung huấn luyện lại được miễn phần đã được huấn luyện.
b) Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ làm việc
Cơ sở ngừng hoạt động hoặc người lao động nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên thì trước khi trở lại làm việc, người lao động được huấn luyện lại nội dung như đối với huấn luyện lần đầu. Thời gian huấn luyện lại bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.
Thông báo tuyển sinh đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho 6 nhóm trên Toàn Quốc
+ Khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Hà Nội: Trung Tâm Đào Tạo CNTT & TT, Số 1 Hoàng Đạo Thuý, Thanh Xuân, Hà Nội.
+ Khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại TPHCM: Học Viện Hành Chính Quốc Gia, Số 10, đường 3/2, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
✅ Học phí: 600.000đ /khóa học / học viên / nhóm 3
✅ Học phí: 800.000đ / khóa học / học viên / nhóm 1,2
Ngày khai giảng: Liên tục 2 khóa trong tháng.
Tại sao nên lựa chọn huấn luyện an toàn lao động tại Viện Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ
– Nhận tổ chức đào tạo huấn luyện an toàn vệ sinh lao động Online và trực tiếp tại đơn vị theo yêu cầu của quý doanh nghiệp hoặc tham gia các khóa đào tạo tổ chức định kỳ được khai giảng với số lượng thường xuyên 2 khóa / tháng.
– Đội ngũ giảng viên huấn luyện an toàn lao động đều đã qua đào tạo & có chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tế, hỗ trợ học viên trong quá trình giảng dạy và sau khi kết thúc khóa học.
– Nhân viên quản lý làm việc tận tâm, chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng chính xác, cập nhập thời gian khai giảng liên tục.
– Thủ tục đăng ký nhanh, tiết kiệm thời gian cho đơn vị và cá nhân.
– Lịch huấn luyện được tổ chức liên tục linh động phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh, sản xuất của đơn vị.
– Học phí có nhiều ưu đãi phù hợp với công ty, cá nhân.
– Bài giảng được các giảng viên tận tình biên soạn phù hợp với công tác an toàn lao động tại các công ty
– Hồ sơ, chứng chỉ, thẻ huấn luyện An toàn nhanh chóng, theo đúng Nghị định 44/2016/NĐ – CP
Vì sự an toàn trong lao động sản xuất của người lao động để tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp, Vienxaydung.edu.vn rất mong được đồng hành cùng các quý công ty, doanh nghiệp, cá nhân… trong công tác đào tạo huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho các cán bộ, công nhân, người lao động làm việc tại công ty . Viện Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ XD xin gửi lời cảm ơn chân thành sự tin tưởng và cộng tác của các quý công ty, doanh nghiệp, cá nhân trong nhiều năm qua. Viện Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ XD sẽ luôn là sự lựa chọn tốt nhất của quý tổ chức trong công tác đào tạo an toàn vệ sinh lao động trong sự phát triển bền vững của quý khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Viện Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng
VPGD: TM27A, Tầng 3 – Tòa A1 Phương Đông GreenPark – Số 1 Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, TP.Hà Nội
Hotline: 0904 889 859 (Ms.Hoa)
Hotline:
ĐT: 046.686.8910 – Fax: 043.257.9999
Trang web: https://vienxaydung.edu.vn
Trang web: https://vienxaydung.edu.vn
Email: vienxaydung.edu.vn@gmail.com
Nội dung thông tin có sự tham khảo từ các văn bản pháp luật liên quan Nghị định 44/2016 , Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH, Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH