Tư xưa đến nay xây nhà luôn là một trong ba chuyện lớn của đời người, Xây dựng một công trình nhà ở đối với người có chuyên môn đã khó, người không có chuyên môn lại càng gặp khó khăn gấp bội. Ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn kinh nghiệm để xây dựng một công trình nhà ở ưng ý.
Tóm tắt các bước thực hiện
Bước 1: Xem tuổi và hướng nhà theo Phong thuỷ
Bước 2: Tính toán việc đầu tư
Bước 3: Tham khảo và bạn bạc kỹ trước khi xây nhà
Bước 4: Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
Bước 5: Chọn nhà tư vấn thiết kế xây dựng
Bước 6: Các thủ tục cúng lễ chuẩn bị khởi công
Bước 7: Giám sát công trình
Bước 8: Hoàn thiện nhà
Bước 9: Xây dựng phần thân nhà
Bước 10: Giai đoạn hoàn thiện
Bước 11: Lắp đặt nội thất
1.Xem tuổi và hướng nhà theo Phong thuỷ
“Con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một trường, gọi là trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh thể trường với mức độ mạnh yếu khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời – Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. Với sự tác động thay đổi truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu.”
Trước hết, xác định tuổi qua năm tháng ngày sinh để tính toán cung hướng mạng cho từng người. Mỗi người đều có năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình. Và mỗi năm đều có một sao quản vận. Sao quản vận chiếu mạng (theo Tam nguyên cửu vận) thì con người mang trường sinh mạng của sao đó. Theo hình đồ 9 sao phối 8 cung hướng của Bát quái (trùng với từ trường Nam Bắc của Trời – Đất và chia ra 8 hướng chính). Mỗi cung hướng mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau. Hệ sóng từ quy nạp vào 9 sao cũng tồn tại, luôn luân chuyển, thay đổi vị trí theo một quỹ đạo nhất định. Chín ngôi sao đó được mang tính chất khí với thuộc tính ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ (theo Tử vi. Mỗi người còn được đặt vào một cung hướng nhất định của Bát quái đồ gọi cung mạng: Có mạng Càn, mảng Khảm, mạng Cấn, mạng Chấn, mạng Tốn, mạng Ly, mạng Khôn, mạng Đoài. Tính từ năm sinh ta sẽ biết được cung mạng của mỗi người nằm trong cung hướng nào.
2. Tính toán việc đầu tư
Hãy xác định và tính toán việc đầu tư một cách hợp lý để có một cái nhìn tổng thể về chi phí, những việc phải thực hiện cũng như thời gian và công sức của bạn. Một căn nhà đẹp phải đầu tư cả tiền bạc lẫn công sức. Bạn lên kế hoạch tính toán chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả sẽ gần với ý tưởng của bạn bấy nhiêu. Bạn hãy tính toán trước để có cái nhìn tổng thể, cân nhắc từ vấn đề tài chính ( nên đầu tư vào ngôi nhà của mình bao nhiêu), ý tưởng, các vật liệu đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xây dựng. khi có kết quả của công việc sẽ làm bạn hài lòng hơn.
3. Tham khảo và bạn bạc kỹ trước khi xây nhà
Bạn có thể tham khảo nhà của hàng xóm, người thân, bạn bè và các sách báo chuyên nghành để có kiến thức nhất định về thiết kế, phong cách nội thất…Việc tham khảo này cũng dễ dàng giúp bạn hình dung ra ngôi nhà lý tưởng của mình cùng nội thất của nó. Lưu ý đừng quá tham lam khi muốn gom tất cả những cái đẹp ở các ngôi nhà khác vào ngôi nhà của bạn, bởi có thể nó sẽ làm cho ngôi nhà bạn trở nên vụn vặt và rối mắt. Hãy trao đổi ý tưởng của mình với kiến trúc sư. Họ sẽ cho bạn những gợi ý hoặc lời khuyên và bạn có thể cần đến chúng để hoàn thiện ý tưởng về ngôi nhà của mình.
Nếu bạn xây nhà cho riêng mình thì không vấn đề gì, nhưng nếu có thêm các thành viên khác, nên trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Việc này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hoà các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. Đối với không gian riêng của cá nhân, tốt nhất hãy để tự mỗi người có ý kiến về việc sắp xếp và thiết kế không gian đó.
Bước 4: Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện: khu đất phải được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), và được cấp phép xây dựng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Việc xin cấp giấy phép xây dựng cần phải có một bộ hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của một đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình. Bước này có thể thực hiện song song với Bước 3.
Đối với nhà xây trên 3 tầng và diện tích xây dựng trên 300m2, nên tổ chức khảo sát địa chất công trình trước khi thi công với mục đích là thu thập tài liệu về các lớp đất, các đặc trưng kết cấu để làm cơ sở tính toán cấu tạo móng cho phù hợp và lựa chọn các biện pháp thi công. Việc khảo sát địa chất công trình được thực hiện thông qua quy trình khoan thăm dò. Đơn vị chuyên môn sẽ sử dụng máy khoan thăm dò khoan sâu vào lòng đất, khoảng từ 18-30m, một số nơi gần sông thì nền đất rất yếu nên có thể khoan sâu đến 60m hoặc sâu hơn, sau đó tiến hành các thủ tục cần thiết như tạo mẫu thử, nén thử… rồi lập ra một bộ hồ sơ khảo sát nền đất hiện trạng. Bộ hồ sơ này là cơ sở quan trọng để các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng tính toán chính xác cho móng và hệ khung kết cấu của căn nhà.
Bước 5: Chọn nhà tư vấn thiết kế xây dựng
Không có một nhà tư vấn thiết kế xây dựng, khách hàng thực tế vẫn có thể xây được nhà. Ngay cả việc chuẩn bị hồ sơ xin phép xây dựng ở bước 2 cũng có thể thuê một đơn vị tư vấn để lập. Tuy nhiên, chi phí cho thiết kế rất nhỏ so với chi phí để đầu tư cho công trình. Để tránh những điều không vừa lòng và không thoải mái khi đi vào sử dụng, khách hàng nên thuê tư vất thiết kế, vai trò của một nhà tư vấn đối với một công trình (nhà tư vấn thiết kế tốt có nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt kinh nghiệm thực tế công trường) đem lại cho khách hàng nhiều lợi ích:
Trước tiên, bạn sẽ có một mặt bằng cơ cấu toàn bộ nhà được tổ chức chặt chẽ và mạch lạc, phù hợp với công năng và yêu cầu sử dụng của tất cả các thành viên trong gia đình. Mặt bằng đó sẽ tận dụng được tối đa diện tích để ở, sinh hoạt, giao thông đi lại, có các giếng trời, khoảng thông tầng để lấy ánh sáng và thông thoáng được bố trí hợp lý. Mặt bằng đó sẽ tạo ra các không gian sống rộng rãi, vuông vắn, biến các khoảng lồi lõm, xấu xí của tường, cột thành các khoảng âm tường để tủ quần áo, tủ đồ, tủ trang trí một cách hợp lý… Mặt bằng đó được đan xen vào những khoảng xanh của cây cảnh, làm mềm mại hơn các đường nét kiến trúc khô khan…
Bạn còn được một ngôi nhà có kiến trúc đẹp, độc đáo, phù hợp với sở thích và yêu cầu cá nhân, phù hợp với cảnh quan môi trường đô thị xung quanh, phù hợp với những công nghệ về xây dựng và vật liệu xây dựng tiên tiến nhất, khẳng định được phong cách của riêng khách hàng.
Bạn có thể có những điều chỉnh thích hợp, tránh những sai sót, khó chịu khi ngôi nhà đã đưa vào sử dụng, và rất khó để thay đổi những điểm không phù hợp đó mà không ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Khách hàng còn có thể biết và dự toán được về giá thành của toàn bộ căn nhà, từ tổng thể đến từng chi tiết nhỏ, để điều chỉnh các chủng loại vật liệu sao cho phù hợp, tránh việc phát sinh quá nhiều chi phí trong quá trình xây dựng, đảm bảo đúng tiến độ.
Khi có ý định xây nhà, bạn cần lập ra những yêu cầu cơ bản về thiết kế: về mảnh đất và nhu cầu sở thích sử dụng của các thành viên trong gia đình như cần xây nhà mấy tầng, có gara xe hơi hay không, phòng khách diện tích bao nhiêu, có sử dụng phòng ăn chung với không gian bếp hay không và cần bố trí tối thiểu cho bao nhiêu người, cần có mấy phòng ngủ, có làm thêm phòng trẻ em không, các phòng ngủ có WC riêng hay chung… Bảng liệt kê càng chi tiết tỉ mỉ, người thiết kế càng có cơ sở để hình dung ra điều kiện sinh hoạt của khách hàng để từ đó dẫn đến giải pháp thiết kế phù hợp.
Về việc thiết kế nội thất trong căn nhà (bao gồm việc thiết kế trang trí trần, tường, sàn, thiết kế ánh sáng, thiết kế mẫu và kiểu dáng đồ đạc…) nên bắt đầu ngay giai đoạn này, việc thiết kế sớm có thể giúp căn nhà hoàn thiện hơn. Vì nếu sau khi xây dựng xong phần thô căn nhà mới bắt đầu thiết kế nội thất, chuyên gia nội thất cho rằng cần phải phá bỏ mảng tường này, xây thêm mảng tường kia… khi đó chi phí để thay đổi sẽ tốn kém nhiều hơn và kéo dài thời gian thi công.