Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình

Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức đó khi tham gia vào các hoạt động xây dựng được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng Viện Xây dựng tìm hiểu chi tiết các quy định pháp luật và thông tin liên quan đến chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình trong bài viết dưới đây nhé.

>>> Xem thêm:

♦        Làm thế nào để tra cứu chứng chỉ năng lực xây dựng Hà Nội?

♦        Dịch vụ làm chứng chỉ năng lực công ty uy tín nhanh chóng

chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình
chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình

Thi công xây dựng công trình được hiểu thế nào cho đúng?

Theo giải thích từ ngữ tại khoản 38 Điều 3 của Luật Xây dựng thì:

Thi công xây dựng công trình gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị cho các công trình được xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; các hoạt động bảo hành và bảo trì công trình xây dựng.

Định nghĩa chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình?

Là bản đánh giá năng lực rút gọn của Cục quản lý hoạt động xây dựng tức là Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho các tổ chức tham gia lĩnh vực thi công xây dựng. 

Theo đó, chứng chỉ năng lực thi công xây dựng vừa là điều kiện, vừa là quyền hạn năng lực của tổ chức thi công tham gia hoạt động xây dựng ở Việt Nam (không có yếu tố nước ngoài).

Đối tượng cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình gồm những ai?

Bao gồm:

  • Các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng trên địa bàn toàn quốc.
  • Các đơn vị, công ty, doanh nghiệp đang thi công trong lĩnh vực điện, dân dụng công nghiệp, giao thông, lắp đặt thiết bị… muốn cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức thi công xây dựng.

Trong đó,doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng và tài sản riêng. Ngoài ra doanh nghiệp còn có trụ sở giao dịch công khai, ổn định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh. 

Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình bao gồm các lĩnh vực nào?

Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng gồm có 8 lĩnh vực dưới đây:

  • Thi công xây dựng công trình dân dụng.
  • Thi công xây dựng các công trình công nghiệp, tức là nơi mà trong đó diễn ra các quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất nằm trong các khu công nghiệp.
  • Thi công xây dựng công trình giao thông (cầu, đường, hầm, cảng).
  • Thi công xây dựng công trình nông nghiệp phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều).
  • Thi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
  • Thi công công công trình cấp thoát nước.
  • Thi công lắp đặt thiết bị công trình dân dụng, công nghiệp.
  • Thi công đường dây và trạm biến áp từ 35KV – 500KV.
Xem thêm:  Điều kiện xét – cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2

* Lưu ý: Một doanh nghiệp, tổ chức có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực tổ chức thi công xây dựng công trình cho một hoặc nhiều lĩnh vực tương ứng với các hạng khác nhau.

Ví dụ: Doanh nghiệp A xin cấp chứng chỉ năng lực thi công xây dựng công trình cấp thoát nước hạng 1 và chứng chỉ xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật hạng 2.

Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình?

Theo quy định tại khoản 32 Điều 1 Nghị định 100/2018. Sửa đổi, bổ sung Điều 65 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP  quy định về điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình như sau:

Tổ chức tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

Hạng I:

– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 03 năm đối với trình độ đại học, 05 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

– Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

– Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.

Hạng II:

– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, 03 năm đối với trình độ cao đẳng nghề;

– Công nhân kỹ thuật thực hiện các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

Xem thêm:  Hướng dẫn tra chứng chỉ năng lực cá nhân

– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;

– Đã trực tiếp thi công công việc thuộc hạng mục công trình chính liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.

Hạng III:

– Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đủ điều kiện là chỉ huy trưởng công trường từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;

– Cá nhân phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận;

– Công nhân kỹ thuật phụ trách các công việc thi công có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;

– Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận.

Phạm vi hoạt động:

Hạng I: Được thi công xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại;

Hạng II: Được thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

Hạng III: Được thi công xây dựng công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.”.

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình?

Khi muốn xin cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng hạng 1,2,3, các tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị xin cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng theo mẫu quy định tại nghị định 100/2018.
  • Bản sao scan gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập tổ chức.
  • Bản kê khai theo mẫu về kinh nghiệm kèm theo biên bản nghiệm thu hoàn thành công việc của tổ chức thi công xây dựng trong thời gian gần nhất cho mỗi lĩnh vực liên quan đến nội dung đăng ký.
  • Bản kê khai kinh nghiệm hoạt động xây dựng danh sách nhân viên, kinh nghiệm kèm theo chứng chỉ hành nghề theo quy định, hợp đồng lao động của những cá nhân chủ chốt tham gia hoạt động xây dựng.
  • Bản kê khai danh sách máy móc thiết bị, thi công.

Như vậy, một tổ chức hay doanh nghiệp muốn hoạt động thi công xây dựng sẽ phải xin cấp chứng chỉ năng lực theo quy định của pháp luật. Nếu không sẽ bị xử phạt. Trên đây là tư vấn của chúng tôi về chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng mới nhất. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – .