Tổ chức phải đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng mới nhất

Để được hoạt động xây dựng trong các lĩnh vực như Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình… thì tổ chức xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định. Vậy cho tôi hỏi: theo quy định hiện hành thì điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được quy định như thế nào?

dieu kien khung nang luc xay dung

Theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng (có hiệu lực thi hành từ 15/9/2018) thì:

1. Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

– Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.

– Lập quy hoạch xây dựng.

– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: Thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng – công nghiệp; thiết kế cơ – điện công trình; thiết kế cấp – thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.

– Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Thi công xây dựng công trình.

Xem thêm:  Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1

– Giám sát thi công xây dựng công trình.

– Kiểm định xây dựng.

– Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều 57 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).

3. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 57 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định số 42/2017/NĐ-CP.

4. Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.

5. Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định số 42/2017/NĐ-CP.

6. Chứng chỉ năng lực được quản lý thông qua số chứng chỉ năng lực, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, các nhóm được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), cụ thể như sau:

– Nhóm thứ nhất: Có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định số 42/2017/NĐ-CP.

– Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.

Xem thêm:  Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1

7. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.

Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 100/2018/NĐ-CP.