Hiện nay các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mọc lên ngày càng nhiều. Đối với một số nhóm ngành quy định mà các doanh nghiệp phải chuẩn bị chu đáo cho cả chính mình và cả những người lao động chứng chỉ an toàn lao động. Vậy chứng chỉ an toàn là gì? Tại sao cần chứng chỉ này? Ai cần có chứng chỉ này? Làm thế nào để được cấp?… Trong nội dung bài viết dưới đây Viện Xây Dựng sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên.
>>> Xem thêm
Chứng chỉ an toàn là gì?
chứng chỉ an toàn có tên đầy đủ là chứng chỉ an toàn lao động.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là an toàn lao động? An toàn lao động là các biện pháp trang bị, phòng ngừa cho người lao động những yếu tố rủi ro và nguy hiểm khi làm việc.
Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của nhà nước đối với người lao động khi họ tham gia vào các quan hệ lao động đối với tất cả các ngành, các nghề hay các lĩnh lực.
Theo quy định tại Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì việc tham gia huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người lao động. Vì vậy, đã là nghĩa vụ thì phải được chấp hành nghiêm chỉnh và đúng đắn.
Chứng chỉ an toàn nói chung và chứng chỉ an toàn quốc tế là giấy tờ thể hiện rằng người lao động đã tham gia và hoàn thành các khóa huấn luyện an toàn lao động. Chứng chỉ là điều bắt buộc đối với những trường hợp người lao động xin vào các công ty sản xuất, chế biến.
Chứng chỉ an toàn lao động chính là kết quả kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu sau khi tham gia khóa huấn luyện an toàn lao động.
Về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được quy định chi văn bản Luật an toàn vệ sinh lao động và Nghị định 44/2016/ NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016.
Bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện hoặc thẻ an toàn sau khi hoàn thành khóa huấn luyện và đạt sát hạch theo quy định.
Chứng chỉ an toàn có thực sự là bắt buộc?
chứng chỉ an toàn, nó có bắt buộc hay không? Dưới đây là lý do:
Người lao động buộc phải có chứng chỉ ATLĐ để đảm bảo sự an toàn cho người lao động và giảm thiểu tối đa các tai nạn, bệnh nghề nghiệp ở mỗi công việc khác nhau. Thêm vào đó, đơn vị sử dụng lao động có thể đào tạo người lao động một cách tốt hơn và tạo ra môi trường làm việc đủ an toàn.
Những công việc và vị trí việc làm thuộc một trong các nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6 bắt buộc phải có chứng chỉ ATLĐ. Như vậy nếu bạn đạt được tiêu chuẩn này, cơ hội việc làm sẽ được nâng cao nếu bạn tham gia ứng tuyển vào các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất…
Đối với các doanh nghiệp, theo Bộ lao động thương binh xã hội tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Việt Nam đều phải có chứng chỉ ATLĐ. Để được cấp giấy phép kinh doanh, đơn vị phải có chứng chỉ này. Như vậy chứng chỉ ATLĐ rất quan trọng nếu các doanh nghiệp muốn cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.
Đối tượng tham gia khóa học an toàn Lao Động
Đây là chứng chỉ bắt buộc đối với mọi đối tượng người lao động theo hợp đồng hoặc không theo hợp đồng nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong môi trường lao động an toàn.
Theo Điều 14 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động như sau:
“1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu. Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
- Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn trước khi bố trí làm công việc này.
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn. Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí cho người lao động quy định tại khoản này khi tham gia khóa huấn luyện. Mức, đối tượng và thời gian hỗ trợ do Chính phủ quy định chi tiết tùy theo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
- Người sử dụng lao động tự tổ chức huấn luyện và chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này, người học nghề, tập nghề, người thử việc trước khi tuyển dụng hoặc bố trí làm việc và định kỳ huấn luyện lại nhằm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, phù hợp với vị trí công việc được giao.
- Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều này phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động chủ động tổ chức huấn luyện riêng về an toàn, vệ sinh lao động hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động với huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy hoặc nội dung huấn luyện khác được pháp luật chuyên ngành quy định.”
Như vậy các đối tượng cần được huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động gồm 6 nhóm đối tượng sau:
Nhóm 1: Người quản lý đảm nhiệm công tác an toàn, vệ sinh lao động gồm:
Người đứng đầu các đơn vị, kinh doanh và phòng, ban, cơ sở sản xuất, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận kinh doanh, sản xuất, kỹ thuật; quản lý phân xưởng hoặc tương tự;
Cấp phó của người đứng đầu theo quy định sẽ được giao nhiệm vụ phụ trách công tác vệ sinh an toàn lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác vệ sinh an toàn lao động bao gồm:
Chuyên trách, bán chuyên trách về vệ sinh – an toàn lao động của cơ sở;
Người trực tiếp giám sát về vệ sinh – an toàn lao động ở nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh – an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Nhóm 4: Người lao động không thuộc những nhóm theo quy định, bao gồm cả người tập nghề, học nghề hay thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác về y tế.
Nhóm 6: Vệ sinh – an toàn viên theo quy định tại Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Làm thế nào để được cấp chứng chỉ an toàn quốc tế?
Để có được chứng chỉ an toàn quốc tế, bạn cần phải tham gia huấn luyện an toàn lao động trước. Và tùy thuộc vào ngành nghề của các nhóm đối tượng 1 đến 6, thời gian huấn luyện của các khóa học sẽ khác nhau, thông thường sẽ kéo dài khoảng một năm.
Viện Xây Dựng là đơn vị hàng đầu trong tư vấn, đào tạo và cấp chứng chỉ an toàn lao động theo đúng quy định của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, là địa chỉ tin cậy được nhiều học viên lựa chọn.
Đến với chúng tôi quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:
- Tư vấn thủ tục cấp chứng chỉ doanh nghiệp, cá nhân quy trình quản lý nghiệp vụ chuyên ngành, các tài liệu khác.
- Bạn được cắt giảm tất cả các khâu trung gian.
- Hồ sơ của các bạn được xử lý nhanh gọn, tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp.
- Đội ngũ tư vấn là những nhân viên chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/24.
- Tỷ lệ cấp chứng chỉ năng an toàn lao động thành công 100%, đảm bảo hướng tới thứ hạng cao nhất.
Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi: Hotline: 0904.889.859 – 0908.060.060.